Thứ tư, 22/05/2024 06:38
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 22/12/2021 09:45

20 bệnh nền khiến người mắc COVID-19 dễ tử vong

Theo thông tin từ Bộ Y tế, có 20 bệnh nền khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ gia tăng mức độ nặng và tử vong trong đó có thể kể đến các bệnh hàng đầu nhiều người mắc phải.

Bộ Y tế đánh giá, hiện tình hình dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529).

Trong đó nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và tử vong cao khi mắc COVID-19 là nhóm người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.

benh nen

Người mắc bệnh đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi,... thuộc nhóm nguy cơ gia tăng mức độ nặng và tử vong cao khi mắc COVID-19 (Ảnh minh họa)

Theo Bộ Y tế có 20 bệnh nền có nguy cơ cao khi mắc COVID-19 gồm:

- Đái tháo đường

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác

- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).

- Bệnh thận mạn tính

- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

- Béo phì, thừa cân

- Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

- Bệnh lý mạch máu não

- Hội chứng Down

- HIV/AIDS

- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ)

- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác

- Hen phế quản

- Tăng huyết áp

- Thiếu hụt miễn dịch

- Bệnh gan

- Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện

- Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

- Các bệnh hệ thống.

- Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hướng dẫn nhóm nguy cơ khác là người trên 50 tuổi; phụ nữ có thai.

Bộ Y tế lưu ý khi thực hiện việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc COVID- 19 thuộc nhóm nguy cơ cao cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát thuốc điều trị COVID-19 theo quy định.

Đồng thời hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ, đánh giá tình trạng bệnh, sơ cấp cứu và chỉ định chuyển cơ sở điều trị kịp thời.

Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc COVID-19.

Tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly đảm bảo việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19.

Tổ chức các biện pháp phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản...) để quản lý điều trị kịp thời.

Quản lý, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn, tư vấn người mắc bệnh không lây nhiễm bảo đảm chế độ ăn uống, vận động thể lực, tuân thủ điều trị và tự chăm sóc, theo dõi tại nhà.

Thúy Ngà  
5 lợi ích khi ngâm gạo trước khi nấu
6 dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo thận suy hỏng
7 loại trái cây màu vàng giàu vitamin B12 giúp điều chỉnh cholesterol
Quảng Ninh khám chữa bệnh cho hơn 500 người cao tuổi
Thoái hóa đốt sống cổ: Nỗi ám ảnh của dân văn phòng và người cao tuổi
Giảm cân quá đà, đẹp đâu chưa thấy nhưng phụ nữ đối mặt 5 nguy cơ sức khỏe
Căn bệnh khiến diễn viên Đức Tiến qua đời nguy hiểm như thế nào?
Món ăn ngon từ mướp đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Xem thêm