Thứ hai, 05/05/2025 07:49     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 16/05/2023 16:02

13 địa điểm cấm hút thuốc lá từ ngày 1/8/2023

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, những địa điểm dưới đây sẽ cấm hút thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1/8/2023.

Thông tư số 11/2023/TT-BYT do Bộ Y tế vừa ban hành quy định về việc thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá và xét tặng "Giải thưởng Môi trường không thuốc lá" như sau:

- Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và khuôn viên

+ Cơ sở y tế;

+ Cơ sở giáo dục;

+ Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

+ Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao theo quy định tại Phụ lục số II Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

- Các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà

+ Nơi làm việc trong nhà của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nơi làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác;

+ Khu vực trong nhà của các địa điểm công cộng: cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, nhà ga, bến tàu, bến xe, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại, chợ, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, câu lạc bộ, nhà thi đấu thể thao, sân vận động, nhà sinh hoạt cộng đồng và các khu vực sinh hoạt chung của khu chung cư và địa điểm công cộng khác.

- Phương tiện giao thông công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn, gồm:

+ Ô tô;

+ Tàu bay;

+ Tàu điện.

- Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:

+ Khu vực cách ly của sân bay;

+ Quán bar, quán karaoke, vũ trường;

+ Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng (resort) và cơ sở lưu trú du lịch khác;

+ Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

cam-1684144586919625528389

Ảnh minh họa

Đối với tất cả địa điểm cấm hút thuốc lá, Bộ Y tế yêu cầu chung có đặt, in, bố trí biển hoặc chữ hoặc biểu tượng với nội dung cấm hút thuốc lá.

- Biển bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Nội dung thông điệp rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn;

+ Chất liệu biển bền, khó phai; biển đặt ngoài trời chịu được tác động của môi trường bên ngoài;

+ Kích thước, cỡ chữ của biển phù hợp với vị trí, không gian đặt biển; chữ đậm, dễ đọc; màu chữ, biểu tượng tương phản với màu nền;

+ Biển đặt tại địa điểm công cộng trong điều kiện không đủ ánh sáng: có phản quang hoặc chiếu sáng biển hoặc hình thức phù hợp khác để bảo đảm dễ nhìn.

- Việc đặt biển bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Khoảng cách giữa các biển phù hợp với quy mô, không gian của từng địa điểm;

+ Đặt biển ở vị trí dễ quan sát, khu vực có nhiều người qua lại; cổng vào khu vực khuôn viên, khu vực để xe ngoài trời; đối với khu vực trong nhà đặt tại cửa ra vào, sảnh trước, khu vực tiếp đón, ghế chờ, các tầng của cầu thang bộ, trong thang máy, hành lang có mái che, nhà để xe, nhà vệ sinh.

- Không có gạt tàn, dụng cụ dùng cho hút thuốc, đầu mẩu và tàn thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

Thông tư 11/2023/TT-BYT của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 01/8/2023.

Theo các chuyên gia, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây raung thư phổi tại Việt Nam. Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc thụ động chứa hàng nghìn các hóa chất, độc hại. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên sống, làm việc trong môi trường có khói thuốc lá cũng mắc các bệnh như người hút thuốc.

"Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khói thuốc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi và đặc biệt không có ngưỡng an toàn khi phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động, gây ảnh hưởng đến cộng đồng mà nạn nhân đa phần là phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động chiếm tỷ lệ tới 80%, còn trẻ em là 50%"- bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

BS Nguyễn Tuấn Lâm - Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra cảnh báo nhiều bệnh do thuốc lá thụ động gây ra ở người lớn như: Đột quỵ, ung thư xoang mũi, ung thư vú, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Còn với trẻ em là các bệnh như: Hen suyễn, ung thư hạch, các triệu chứng hô hấp giảm chức năng phổi, bệnh viêm tai giữa…

Vì vậy, chuyên gia của WHO cho rằng Việt Nam cần theo điều 8 Công ước khung về kiểm soát thuốc lá yêu cầu thực thi môi trường 100% không khói thuốc lá, bởi không có một mức phơi nhiễm nào là an toàn. Việc thực thi này nên được thực hiện toàn diện tại: nơi làm việc trong nhà, nơi công cộng trong nhà, trên các phương tiện giao thông công cộng… và cần có quy định bắt buộc bởi việc để tự nguyện sẽ không hiệu quả, có sự giám sát và đánh giá thực hiện.

Thúy Ngà  
Tai nạn giao thông giảm mạnh dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Sau nghỉ lễ 30/4 và 1/5, người lao động còn kỳ nghỉ dài 4 ngày
Bỏ việc đi lục thùng rác, cô gái tiết kiệm gần 1,3 tỷ đồng trong 2 năm
Điều bất ngờ về chiếc chăn được phát miễn phí trên máy bay
Nam sinh vô lễ với cựu chiến binh viết tâm thư xin lỗi: Cộng đồng mạng nói gì?
Chuyện ông Đùng xây dựng làng rèn nghìn năm dưới chân núi Hồng Lĩnh
Cảnh báo tình trạng trẻ bị chấn thương do tai nạn trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ
Mạng xã hội ngập sắc đỏ 'Yêu nước từ những điều bình dị'
Cứu sống bệnh nhi 12 tuổi sốc phản vệ, chấn thương sọ não do tai nạn giao thông
Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu tiết lộ về cậu bé trong bức ảnh lịch sử chụp cùng Bác Hồ
Phụ huynh lao vào lớp học đánh nữ giáo viên
Xử phạt người đàn ông đánh con 9 tuổi thương tích
Người dân Nghệ An mong muốn đặt tên xã mới theo địa danh lịch sử, văn hóa
Nữ doanh nhân 9X gây xúc động với video tri ân Đất nước nhân dịp 30/4
49 xã, phường tại Thanh Hóa bỏ đặt tên gắn số
Hơn 150.000 người bỏ tiền để được làm 'người vô gia cư'
Cải cách hành chính tỉnh Nghệ An: Sở nào đứng đầu, địa phương nào đội sổ?
Nhiều địa phương Thanh Hóa họp khẩn, bỏ tên xã đặt theo số thứ tự
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Phát hiện hơn 2 tạ giò me Nghệ An giả tại một cơ sở sản xuất
Xem thêm