Thứ hai, 01/07/2024 14:59
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 01/07/2024 14:59

120.000 người Việt tử vong mỗi năm vì ung thư

Theo thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu - Globocan 2022 công bố ngày 8/2/2024, có 120.000 người tử vong vì ung thư mỗi năm ở Việt Nam.

Mỗi ngày, 330 gia đình phải đối mặt với nỗi đau mất người thân, đó không chỉ là những con số mà còn là 120.000 câu chuyện buồn của hơn 330 gia đình phải đối diện với nỗi mất mát người thân vì căn bệnh này mỗi ngày.

Cũng theo số liệu tại Hội nghị Ung thư Quốc tế về phòng chống ung thư năm 2022, tình hình ung thư ở Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Số ca mắc mới đã tăng gần gấp 3 lần trong hai thập kỷ qua và ngày càng có xu hướng trẻ hóa, từ 68.000 ca vào năm 2000 lên hơn 180.000 ca vào năm 2022.

Mỗi năm Việt Nam có 120.000 người tử vong vì ung thư

Chia sẻ tại sự kiện ra mắt Trung tâm tầm soát công nghệ cao Nura tích hợp AI đầu tiên tại Đông Nam Á, TS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh, việc tầm soát phát hiện sớm ung thư vẫn đang được triển khai ở tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đặc biệt, các bệnh viện quản lý và điều trị về ung thư.

Theo ông Khoa, việc ứng dụng thêm công nghệ AI sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các thầy thuốc để nâng cao năng lực phát hiện sớm các tổn thương, nghi ngờ ung thư để có thể phát hiện sớm hơn bệnh.

“Khi phát hiện sớm hơn, tỉ lệ điều trị khỏi, tức là người bệnh có thể khỏi sống sót qua 5 năm điều trị sẽ tăng lên đáng kể. Đặc biệt, đối với công nghệ AI nếu có những phần mềm AI được các cơ quan y tế, FDA công nhận sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho thầy thuốc, giúp xác định tình trạng bệnh, ung thư để đưa ra hướng điều trị sớm nhất cho người bệnh”, ông Khoa nói.

Về tình hình bệnh lý ung thư tại Việt Nam hiện nay, ông Khoa nói thêm, hiện nay đang có số lượng tỉ lệ mắc ung thư cao. Vấn đề ở đây là làm sao phát hiện được càng sớm thì khả năng quản lý, điều trị có hiệu quả hơn. Đặc biệt những bệnh ung thư phổ biến ở nam giới và nữ giới là những bệnh cần quan tâm, có biện pháp tầm soát, phát hiện sớm. Như vậy, hiệu quả điều trị mới có thể tăng được.

Hiện nay, Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh đã có một số hướng dẫn phát hiện sớm các bệnh ung thư. Tuy nhiên, nhờ những công nghệ có ứng dụng AI thì sẽ hỗ trợ thêm cho các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa...

Để giảm bớt tỉ lệ bệnh tật, ông Khoa nhấn mạnh cần phải phòng bệnh bằng thói quen, lối sống, chế độ dinh dưỡng như không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, bảo vệ môi trường, thói quen ăn uống cũng rất quan trọng.

Thêm nữa, tầm soát phát hiện sớm, triển khai theo từng nhóm, tầm soát ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Như người hút thuốc lá nhiều năm trên 45 tuổi. Hoặc với phụ nữ cần tăng cường tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

Nếu làm tốt được tầm soát các đối tượng nguy cơ thì sẽ phát hiện sớm được và có thể điều trị được ung thư với nhiều trường hợp.

TS. Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phát biểu tại sự kiện

Trao đổi thêm tại sự kiện, bà Trần Thị Nhị Hà – Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, nguyên Giám đốc sở Y tế Hà Nội cho biết, việc Trung tâm tầm soát công nghệ cao Nura có mặt tại Hà Nội, đây là sự tiến bộ rất lớn về mặt khoa học, áp dụng những trang thiết bị y tế hiện đại như trí tuệ nhân tạo thực hiện tầm soát các bệnh về ung thư… để bảo vệ chăm sóc sức khỏe người dân.

Theo bà Hà, vấn đề dự phòng, chăm sóc sức khỏe chủ động rất quan trọng. Nura là mô hình sàng lọc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, với trung tâm thứ 6 có mặt tại Việt Nam, đây là bước tiến rất quan trọng về kỹ thuật, có ý nghĩa đối với người dân Việt Nam nói chung và người dân Thủ đô nói riêng được thụ hưởng những dịch vụ chất lượng cao, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tiến bộ của công nghệ, áp dụng AI trong việc tầm soát sớm các bệnh.

“Việc chúng ta chủ động phòng bệnh, đưa ra những phác đồ điều trị sớm nhất cho người dân vô cùng quan trọng”, bà Hà nhấn mạnh và cho rằng chủ động phòng ngừa cũng là tiết kiệm chi phí điều trị.

Phó Trưởng Ban Dân nguyện cho rằng, người dân Việt cần được truyền thông một cách mạnh mẽ không phải có bệnh mới đi chữa bệnh mà tiết kiệm chi phí về y tế chính là việc tầm soát sớm, phát hiện sớm và dự phòng sớm các bệnh.

PV  
Tích hợp AI, dùng robot trong nội soi tiêu hóa
Nhìn sống mũi dự đoán tình trạng sức khỏe
Thực hư dùng xịt chống nắng khiến phổi trắng xóa
Giảm 59% nguy cơ mắc tiểu đường nhờ thói quen buổi sáng
Cấp cứu gấp do ăn sâu ban... tăng cường sinh lý
Đo huyết áp thời điểm nào trong ngày để chính xác nhất?
Bỏ bữa sáng hay bữa tối ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn?
Chuyên viên y tế hướng dẫn quy trình theo dõi đường huyết
Dấu hiệu và cách điều trị đột quỵ khi ngủ
Thủy đậu trẻ em: Cách nhận biết và chăm sóc tại nhà
Bé 7 tuổi mắc sán lá phổi từ một sai lầm khi ăn cua
Đại Tràng Á Âu có tốt không, cần lưu ý gì khi dùng?
Điều trị “siêu tốc”, mất 30 triệu đồng sẹo to lên gấp bội
Cảnh báo thủng tạng rỗng do viêm loét dạ dày ở người trẻ
Nhập viện cấp cứu sau khi ăn phở và xúc xích ven đường
Giải mã bí quyết ăn uống giúp người Nhật sống thọ
Tan sỏi mật 15mm không còn nỗi lo phẫu thuật
Đau lưng ở dân văn phòng cảnh báo bệnh nguy hiểm, có thể là ung thư
Nguy cơ cháy nổ trong gia đình do 3 sai lầm khi dùng giấy bạc
Nhầm tưởng bụng to do tăng cân, nữ sinh 'chết lặng' khi nghe tin từ bác sĩ
Xem thêm