Chủ nhật, 21/04/2024 13:39
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 10/01/2023 10:11

Xin đẻ sớm để tránh "vỡ chum" ngày Tết

Lo ngại "vỡ chum" vào những ngày đầu năm mới, nhiều bà bầu đặt lịch sinh mổ đón con sớm.

Dân gian quan niệm cuộc đời và tương lai của một con người phụ thuộc ít nhiều vào ngày sinh tháng đẻ. Chính vì vậy, nhiều cặp vợ chồng hiện nay bắt đầu nghĩ tới việc chọn ngày, giờ, năm sinh cho con để mong bé lớn lên được hưởng những gì tốt đẹp nhất. Suy nghĩ này của những bậc làm cha, làm mẹ cũng chỉ vì muốn tốt cho con cái, tuy nhiên nó lại được nhiều chuyên gia cảnh báo nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Chị Phùng Thị Hoài Thu (Ninh Bình) chia sẻ: “Dân gian quan niệm sinh con nên tránh "trai mùng một, gái hôm rằm" vì khó nuôi, bướng bỉnh. Dự sinh của tôi đúng mùng 1 Tết nhưng tôi muốn mổ trước 1 - 2 tuần để đón Tết được trọn vẹn".

Tương tự như chị Thu, theo lịch sinh dự kiến, chị Nguyễn Tuyết Mai (Hà Nội) sẽ sinh con vào đúng ngày mùng 1 Tết Quý Mão.

Chị Mai cho biết, cả gia đình mong muốn "mẹ tròn, con vuông" cùng cả gia đình đón Tết, hơn nữa cũng tránh để con sinh vào đầu năm nên chị đặt vấn đề với bác sĩ theo dõi xin đẻ sớm hơn ít ngày.

“Vợ chồng tôi mong muốn được đón con sớm hơn để yên bề bên gia đình vui Tết, không phải bận rộn chăm sóc sản phụ tại bệnh viện vào những ngày cuối cùng hay ngày đầu năm mới", chị Mai bày tỏ.

Empty

Nhiều thai phụ xin mổ "bắt" con sớm để tránh sinh những ngày Tết (Ảnh minh họa)

Chia sẻ về câu chuyện này, bác sĩ Nguyễn Thị Nhã - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho hay, ngày Tết, nhịp sinh hoạt nghỉ ngơi, ăn uống đều khác với bình thường. Nhiều sản phụ thấp thỏm không biết sinh con vào ngày nào, có đúng ngày dự sinh, sợ đang ăn Tết lại chuyển dạ. Số khác lo lắng bác sĩ mình lựa chọn không vào viện hoặc trực đúng ngày mình sinh. Thậm chí, nhiều gia đình kiêng sinh con mồng một vì sợ khó nuôi.

Tuy nhiên, sinh con là giai đoạn nguy hiểm, bác sĩ căn cứ vào tình trạng, sức khỏe thai phụ, sau đó mới cân nhắc đến nguyện vọng gia đình.

Bác sĩ Nhã lấy ví dụ, thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sớm vẫn phải sinh, không vì kiêng mùng một mà dời đến ngày sau. Hay trường hợp mẹ bị nhau tiền đạo, ra máu, tiền sản giật... buộc phải mổ lấy thai ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng hai mẹ con.

“Như trường hợp người phụ nữ 39 tuổi, ở Hà Nội, suýt tử vong do tiền sản giật nặng ở tuần thai 37 nhưng quyết không mổ vì kiêng ngày mùng một. Kíp cấp cứu mất rất nhiều thời gian để thuyết phục. May mắn bé gái chào đời an toàn, sức khỏe người mẹ ổn định.

Do đó, mẹ bầu không nên quá mê tín, cứng nhắc bởi việc chọn ngày, chọn giờ để "ép" đứa trẻ ra đời rất nguy hiểm”, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện phân tích thêm.

sinh-mo-lan-2-600x450

Việc chọn ngày, chọn giờ để "ép" đứa trẻ ra đời rất nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Thông thường, bác sĩ khuyến cáo sản phụ sinh thường, trường hợp bất khả kháng sẽ được chỉ định sinh mổ. Tuy nhiên, khi thai đủ ngày, đủ tháng, xét nghiệm hoàn toàn khỏe mạnh, bác sĩ trao đổi với gia đình và cân nhắc sinh con theo nguyện vọng.

Gia đình không nên qua lo lắng về ê kíp bác sĩ trực ngày Tết, vì dù đêm giao thừa hay ngày bình thường đều có nhân viên y tế túc trực.

Ngoài ra, mẹ bầu nên suy nghĩ tích cực, thoải mái tâm lý và lên một kế hoạch chuẩn bị chi tiết trước khi chuyển dạ như đồ dùng, người chăm sóc, dinh dưỡng...

“Tết ở miền Bắc lạnh, gia đình nên chuẩn bị đồ giữ ấm cho trẻ. Thai phụ hạn chế đi chơi xa hoặc di chuyển chúc Tết quá nhiều. Ở ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu tránh ăn quá nhiều đồ giàu đạm, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng; bổ sung thêm nhiều chất xơ, uống đủ nước, ngủ đủ giấc”, bác sĩ Nhã nhắn nhủ.

Bên cạnh đó, gia đình và thai phụ cần theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ. Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu cần nhập viện, tuyệt đối không kiêng hoặc trì hoãn thời gian, đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi.

-->> Mẹ bầu có tiền sử sinh non làm gì để tránh “chuyện buồn” lặp lại?

Thúy Ngà  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm