Thứ tư, 17/04/2024 18:08
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 16/07/2022 12:07

Việt Nam có thể phải “nhập khẩu” cô dâu

Chuyên gia cho rằng, việc lựa chọn giới tính khi sinh khiến Việt Nam sẽ thừa khoảng 1,5 triệu nam giới vào năm 2034 và có thể phải đối diện với vấn đề 'nhập khẩu' cô dâu.

Việt Nam “thừa” khoảng 1,5 triệu nam giới

Số liệu từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (Bộ Y tế) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc cho thấy mất cân bằng giới tính đang tăng lên theo từng năm, điều này dẫn tới sự thiếu hụt trẻ em gái.

Cụ thể, năm 2019, tỉ lệ giới tính khi sinh tại Việt Nam đạt mức là 111.5 trẻ trai trên 100 trẻ gái trong khi tỉ lệ sinh “tự nhiên” là 105 đến 106 trẻ em trai trên 100 trẻ gái.

Báo cáo tình trạng dân số thế giới ước tính mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 45.900 bé gái không được sinh ra tại Việt Nam chỉ vì giới tính nữ.

Chính vì mất cân bằng giới tính khi sinh nên dự báo, đến năm 2034 Việt Nam sẽ “dư thừa” khoảng 1,5 triệu nam giới từ lứa tuổi 15 - 49 và con số này sẽ tiếp tục tăng đến năm 2059 là 2,5 triệu nam giới (bằng 9,5% dân số nam) nếu tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam không giảm.

Số liệu cũng cho thấy tỉ số giới tính khi sinh ở nông thôn tăng nhanh hơn thành thị gây nên nhiều lo ngại bởi khoảng 2/3 dân số nước ta sống ở nông thôn.

Chia sẻ bên lền tại lớp “Tập huấn báo chí kỹ năng viết về chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới” vừa diễn ra, ông Đinh Huy Dương - Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình cho biết, xu hướng biến động của tỉ số giới tính khi sinh ở Việt Nam rất đáng lo ngại. Điều này cho thấy giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh còn khó khăn hơn cả giảm sinh.

huy duong (1)

Ông Đinh Huy Dương - Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình

Để kiểm soát vấn đề này, Việt Nam đã đề ra 3 nhóm giải pháp: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về hậu quả của mất cân bằng giới tính; ban hành các quy định nghiêm cấm sử dụng công nghệ trong xác định giới tính thai nhi và đình chỉ thai nghén; cải thiện vấn đề bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ, trẻ em gái trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng trọng nam, khinh nữ.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chủ yếu triển khai ở nhóm can thiệp thứ 1, nhưng cũng chưa được đầy đủ, sâu, rộng, chưa tới được tất cả các đối tượng.

Trong khi đó, các chế tài, quy định pháp luật không được thực hiện nghiêm túc, chưa được giám sát, kiểm tra chặt chẽ. Vẫn còn hiện tượng in tài liệu tuyên truyền về lựa chọn giới tính thai nhi; quảng bá các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi; cán bộ y tế tiết lộ về giới tính thai nhi, bằng chứng là rất nhiều phụ nữ mang thai biết giới tính thai nhi trước khi sinh…

Lựa chọn giới tính trước sinh bắt nguồn từ bất bình đẳng giới

Các chuyên gia chỉ ra rằng, nguyên nhân của tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam là cả gia đình, xã hội đều thích con trai vì tin rằng có những giá trị mà con trai đem lại. Chẳng hạn, có con trai là nâng cao vị thế của gia đình, xác định danh dự và vị trí của đàn ông trong cộng đồng cũng như vị thế của người phụ nữ trong gia đình.

Các cặp vợ chồng thường chịu áp lực phải sinh con trai rất lớn từ người chồng, gia đình chồng và dòng họ. Quan niệm xã hội và tôn giáo xưa cũ đòi hỏi con trai phải gánh vác việc thờ cúng tổ tiên và các thực hiện các nghi lễ quan trọng khác.

Thậm chí, ở nhiều địa phương chỉ có con trai được thừa kế tài sản của cha mẹ, con gái thì không... Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ.

Điều này chính là căn nguyên gây nên sự mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn tới việc lựa chọn giới tính nam thay vì chọn giới tính nữ (con gái).

dan ong

Việt Nam có thể sẽ phải "nhập khẩu" cô dâu nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn kéo dài (Ảnh minh họa)

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chia sẻ, việc lựa chọn giới tính khi sinh được là nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam. Tâm lý thích con trai đã ăn vào văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

"Không chỉ có các cặp vợ chồng ở các vùng quê, ngay cả thành thị nơi tưởng như không bị ăn sâu quan niệm truyền thống thì tình trạng này vẫn xảy ra. Nhiều người có học thức kinh tế vận dụng chính kiến thức mình có để lựa chọn giới tính trước khi sinh", bà Kitahara nói.

Ông Đinh Huy Dương chia sẻ thêm, lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh, sẽ dẫn đến tình trạng “thừa nam thiếu nữ” trong tương lai, làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học và cụ thể là tăng áp lực kết hôn sớm đối với phụ nữ.

"Việc 'thừa nam thiếu nữ' sẽ làm tăng nhu cầu dịch vụ tình dục, gia tăng buôn bán phụ nữ kéo theo bạo lực tình dục đối với phụ nữ. Làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, và sức khỏe tâm thần của phụ nữ. Đặc biệt, Việt Nam có thể sẽ đối diện với vấn đề 'nhập khẩu' cô dâu như Hàn Quốc", ông Dương cảnh báo.

-->> Gần 46.000 bé gái không được sinh ra tại Việt Nam

Kim Ngân  
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Vì sao ăn nhiều muối lại 'làm yếu' chuyện phòng the?
Xem thêm