Thứ bảy, 23/11/2024 23:35     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 15/07/2022 07:44

Gần 46.000 bé gái không được sinh ra tại Việt Nam

Bà Hà Thị Quỳnh Anh, Chuyên gia về giới và nhân quyền - Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết, hàng năm có khoảng 45.900 bé gái không được sinh ra tại Việt Nam chỉ vì giới tính của mình.

Đây là con số được bà Quỳnh Anh chia sẻ tại lớp “Tập huấn báo chí kỹ năng viết về chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới” do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA); Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế tổ chức ngày 14/7 tại Quảng Ninh.

quynh an

Bà Hà Thị Quỳnh Anh tại lớp “Tập huấn báo chí kỹ năng viết về chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới"

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam có tốc độ gia tăng nhanh hơn nhiều so với một số nước châu Á. Định kiến “trọng nam kinh nữ”, “chuộng con trai”, “phân biệt giới tính gái - trai, nối dõi tông đường” là những định kiến khiến thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam ngày càng cao.

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, bà Naomi Kitahara - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết, vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện trong những thập kỷ vừa qua và UNFPA tự hào được đóng góp một phần trong quá trình đó.

Tuy nhiên, bạo lực gia đình và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, những hành vi gây tổn hại đến phụ nữ và trẻ em gái, vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam. Việc “thích con trai hơn con gái” vốn là một tư tưởng cũ truyền thống không hề tốt đẹp, chính là một sản phẩm của hệ tư tưởng định kiến giới, hệ tư tưởng đã trao cho đàn ông và trẻ em trai địa vị xã hội cao hơn và thiên vị các bé trai so với các bé gái.

Tình trạng lựa chọn giới tính dựa trên cơ sở định kiến giới có thể nhìn nhận trực tiếp qua “tỷ số giới tính khi sinh” và tỷ số này của Việt Nam hiện cao thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Cũng tại lớp tập huấn, bà Hà Thị Quỳnh Anh cho biết, theo số liệu điều tra năm 2019, tỉ lệ giới tính khi sinh tại Việt Nam đạt mức là 111.5 trẻ trai trên 100 trẻ gái trong khi tỉ lệ sinh “tự nhiên” là 105 đến 106 trẻ em trai trên 100 trẻ gái.

“Báo cáo tình trạng dân số thế giới ước tính mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 45.900 bé gái không được sinh ra tại Việt Nam chỉ vì giới tính nữ”, bà Quỳnh Anh cho hay.

Chính vì mất cân bằng giới tính khi sinh nên dự báo, đến năm 2034 Việt Nam sẽ “dư thừa” khoảng 1,5 triệu nam giới từ lứa tuổi 15 - 49 và con số này sẽ tiếp tục tăng đến năm 2059 là 2,5 triệu nam giới (bằng 9,5% dân số nam) nếu tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam không giảm.

be gai

Hàng năm, có khoảng 45.900 bé gái không có cơ hội chào đời chỉ vì giới tính của mình (Ảnh minh họa)

Lý giải nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng giới tính khi sinh, chuyên gia UNFPA cho rằng do 3 yếu tố chính:

- Nguyên nhân thứ nhất: Do Việt Nam là một quốc gia châu Á có nền văn hóa truyền thống với tư tưởng Nho giáo đóng vai trò chủ đạo. Một trong những giá trị quan trọng của tư tưởng này là việc có con trai để nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ.

- Nguyên nhân thứ hai: Do hiện nay quy mô gia đình nhỏ ngày càng trở nên phổ biển, mỗi cặp vợ chồng thường sinh 1-2 con nhưng mong muốn trong số đó phải có con trai. Vì vậy, họ đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh để đáp ứng được cả hai nhu cầu trên.

- Nguyên nhân thứ ba: Việc lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh, trong lúc thụ thai hoặc khi đã có thai để chẩn đoán giới tính.

Như vậy, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh chính là định kiến giới, tâm lý ưa thích con trai hơn con gái vẫn luôn tồn tại mãnh liệt cho mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và mỗi dòng họ. Tư tưởng đó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân và trở thành quan niệm truyền thống của người Việt Nam.

Trước thực trạng này, bà Quỳnh Anh cho biết Quỹ Dân số đã tổ chức nhiều hoạt động để can thiệp chấm dứt lựa chọn giới tính khi sinh như truyền thông tập trung vào việc huy động sự tham gia của nam giới và trẻ em trai vào việc thay đổi các quan niệm xã hội về giới thông qua chương trình "Làm cha trách nhiệm"; Chiến dịch quốc gia về Ngày quốc tế trẻ em gái; Xây dựng Đề án quốc gia về Giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh,... và đạt được những kết quả nhất định.

Kim Ngân  
IVF thất bại có nên làm lại, kinh phí như thế nào?
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
'Thủ phạm' âm thầm gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ
Bệnh khó nói của đàn ông tiền mãn dục
Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị muỗi đốt hơn người bình thường?
Dị vật trong 'vùng kín' bé gái 5 tuổi
Nam phòng gym 'rỉ tai' nhau cách lên 6 múi, đến khi lấy vợ hối hận đã muộn màng
Phụ nữ mang thai tầm soát ung thư vú được không?
23 tuổi phát hiện ung thư vú nhờ một lần đi tầm soát
13 triệu phụ nữ Việt đang bị “bỏ quên” sức khỏe
U xơ tử cung dưới thanh mạc là gì?
Việt Nam là quốc gia hiếm hoi có sự chênh lệch giới tính ngay từ đứa con đầu tiên
Bất chấp cảnh báo, nam thanh niên thừa nhận điều 'khó nói' sau thời gian có bạn gái
Nhập viện cấp cứu sau khi tự uống thuốc phá thai mua qua mạng
Nam sinh 15 tuổi suýt mất “cậu nhỏ” do tò mò tuổi mới lớn
Kết hôn 2 năm nhưng không thể 'gần gũi' chồng
Nhận cùng lúc 2 tin 'sét đánh' sau đêm buồn chán vì chia tay bạn gái
Xem thêm