Chủ nhật, 28/04/2024 12:55
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 04/05/2021 14:45

Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc Covid-19 hơn?

Covid-19 đang là đại dịch “ám ảnh” toàn bộ thế giới với những diễn biến vô cùng phức tạp. Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ mang thai có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao hơn người bình thường.

Nghiên cứu về khả năng lây truyền Covid-19 từ thai phụ sang thai nhi

Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự có mặt của Covid-19 trong nước ối, máu dây rốn, và sữa của 9 thai phụ nhiễm Covid-19 cũng như dịch phết họng ở thai nhi của họ. Cả 9 thai phụ đều có sức khỏe tốt trước khi mang thai nhưng nhập viện vì viêm phổi trong khoảng từ tuần 36 đến tuần 39 + 4 ngày mang thai và có xét nghiệm dương tính với Covid-19, cùng các triệu chứng khác nhưng không phải thở máy.

Empty

Phụ nữ mang thai nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn so với người bình thường (Ảnh minh họa)

Cả 9 thai nhi được sinh ra bằng cách sinh mổ, mẹ và bé đều không xuất hiện biến chứng nghiêm trọng. Xét nghiệm cho thấy không có Covid-19 trong nước ối, máu dây rốn, sữa mẹ và dịch phết họng trẻ sơ sinh được lấy mẫu.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm Covid 19?

Covid - 19 chủng mới từ Ấn Độ và Trung Quốc có thể lây nhiễm cho bất cứ ai, tuy nhiên theo các chuyên gia phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị nhiễm hơn so với người khác. Nguyên nhân chính xác chưa được xác định cụ thể, nhưng một số lý do được đưa ra đó là phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch bị suy giảm tạm thời. Vì thế mà khả năng đề kháng với virus trở nên yếu hơn và dễ mắc bệnh.

Empty

Ảnh minh họa

Ngoài ra, do sự thay đổi nội tiết tố sinh dục trong cơ thể phụ nữ làm cho các cơ quan trong cơ thể họ “chậm lại”. Đường tiêu hóa cũng chậm lại, gây ra tình trạng táo bón.

Các nhu động của tế bào đường hô hấp trở nên trơ hơn trong quá trình mang thai. Việc giảm nhu động làm cho việc tống các chất lạ gây hại ở đường hô hấp trong cơ thể giảm đi, từ đó nguy cơ bị viêm hô hấp, ho tăng lên. Chính vì thế bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên rất cẩn trọng, đặc biệt trước tình hình diễn biến phức tạp của Covid- 19 chủng mới như hiện tại.

Phụ nữ mang thai nên làm gì để phòng tránh Covid 19?

Tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng do liên tiếp phát hiện ra các ca bệnh mới, dự kiến số người mắc Covid-19 vẫn còn tăng trong thời gian tới. Vì vậy, người dân, đặc biệt là đối tượng phụ nữ có thai không nên chủ quan trong thời điểm này. Cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng và tuân thủ theo các yêu cầu, chỉ đạo của địa phương. Dưới đây là một số biện pháp giúp phụ nữ mang thai phòng tránh dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Empty

Ảnh minh họa

Thường xuyên rửa tay đúng cách, có thể rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc dùng dung dịch sát khuẩn có cồn (nồng độ cồn ít nhất là 60%).

Chú ý đeo khẩu trang nơi công cộng, khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng và đến thăm khám tại các cơ sở y tế.

Không nên đưa tay lên các bộ phận mắt, mũi, miệng. Khi ho hoặc hắt hơi, cần che mũi, miệng bằng khăn giấy, khăn vải hoặc khuỷu tay áo.

Tăng cường vận động, rèn luyện sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng hợp lý đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh.

Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, nơi làm việc, thường xuyên lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

Nếu có các dấu hiệu liên quan đến dịch bệnh như sốt, ho, hắt hơi, khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

Thực hiện khai báo y tế trực tuyến và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân.

Cài đặt ứng dụng Bluezone theo khuyến cáo của Bộ Y tế để nhận được các cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, giúp bảo vệ bản thân và gia đình.

->Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng phòng dịch COVID-19

Xem thêm: Rèn luyện sức khỏe chống dịch tại nhà

Hoàng Ly (T/H)  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm