Thứ sáu, 03/05/2024 07:05
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 04/12/2020 06:30

Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng phòng dịch COVID-19

Hệ miễn dịch đóng vai trò then chốt giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nguy hiểm xâm nhập từ bên ngoài. Vì vây, cần bổ sung thực phẩm và trái cây làm gia tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.

Dịch Covid-19 đã chính thức quay lại và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hơn đợt dịch trước. Cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và bổ sung cho cơ thể trái cây và thực phẩm tốt nhất.

Ăn đủ rau xanh và hoa quả tươi

chong dich

Ảnh minh họa

Rau xanh và hoa quả tươi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất – nguyên liệu quan trọng cho quá trình hoạt động tích cực của tế bào miễn dịch.

Rất nhiều người chỉ nhớ đến vitamin C và nước cam mà không biết rằng, hệ miễn dịch cũng cần vitamin B để chuyển hóa chất đường, vitamin A để xây dựng hàng rào phòng thủ các lớp biểu mô, vitamin D để chuyển hóa canxi cho các tế bào, kẽm làm men xúc tác, i-ốt để sản xuất nội tiết tố tuyến giáp…

Hơn nữa, nhu cầu dung nạp vitamin C mỗi ngày chỉ 100mg, nếu bổ sung quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thụ được. Vì vậy, không nên tập trung vào ly nước cam mà hãy ăn đa dạng các loại trái cây tươi, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Bổ sung chất xơ đầy đủ

chat xo

Ảnh minh họa

Bổ sung chất xơ từ các nhóm rau củ và trái cây để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa lên men chất xơ để sản xuất các axít béo chuỗi ngắn như: acetate, propionate và butyrate. Điều này rất có lợi cho sức khỏe.

Các chất xơ có chứa trong các loại yến mạch, các cây họ đậu, hạt chia, hạnh nhân, óc chó và trong các loại trái cây như cam, chuối, táo, các loại rau củ như cà chua, atisô, cà rốt, cần tây…

Một ngày cơ thể cần trung bình 25g chất xơ, nhưng để tối ưu hóa, cơ thể cần 35g đối với nữ và 45g đối với nam.

Mật ong - Vũ khí chống Covid-19

mat ong

Ảnh minh họa

Mật ong tự nhiên có chứa một lượng chất chống oxy hóa cao gọi là flavonoid và polyphenol. Hoạt chất này có tác dụng chống viêm (sưng, đỏ) trong cơ thể, giúp cân bằng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn, chống lại các virus.

Thịt bò, hải sản góp phần chống Covid-19

bo hai san

Ảnh minh họa

Trong thịt bò, hải sản chứa hàm lượng kẽm cao có lợi trong việc phòng chống một số triệu chứng do virus gây ra. Kẽm hỗ trợ cơ thể tạo ra bạch cầu giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Chính vì vậy, nên bổ sung thịt bò, cua, sò, tôm… trong thực đơn ăn uống của mình.

Tỏi, sả, gừng giúp chống lại Covid-19

toi sa gung

Ảnh minh họa

Tỏi, sả, gừng là những gia vị hữu dụng dễ tìm trong gian bếp của nhiều gia đình, nhưng bạn sẽ không ngờ đến những công dụng đặc biệt mà chúng mang lại trong việc phòng ngừa cảm cúm.

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm cực mạnh nhờ sự kết hợp chất sulfur. Sử dụng tỏi hàng ngày giúp phòng ngừa cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn virus gây ra. Ăn tỏi mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm và nếu người bệnh bị cảm cúm sẽ phục hồi nhanh hơn.

Gừng có vị cay, nóng, tính ấm và có mùi thơm. Gừng có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, làm ấm dạ dày trong các trường hợp bụng đầy chướng, ăn không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh. Do đó, ăn gừng sẽ giúp kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, tăng cường sức đề kháng, sát trùng, giải độc, tránh nguy cơ nhiễm bệnh cảm cúm.

Sả là một gia vị thường dùng trong gia đình và cũng là liệu thuốc hiệu quả trong việc phòng chống cảm cúm. Theo Đông Y, sả có mùi thơm, có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, ấm bụng, giúp tiêu hoá, khỏi nôn, thông khí, sát trùng, khử uế, tiêu đờm...nên việc bổ sung sả trong bữa ăn không những giúp tăng hương vị mà còn giúp hiệu quả phòng ngừa dịch bệnh.

->Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh dịch Covid-19?

Xem thêm: Bộ Y tế hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách (Nguồn: Bộ Y tế)

Thu Thu  
Điều gì xảy ra với cơ thể khi luôn ăn tối trước 19h?
Phát hiện bệnh nguy hiểm từ những lần đổ mồ hôi bất thường
Tại sao nên sử dụng thực phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe âm đạo?
2 người tử vong do nắng nóng: Bác sĩ chỉ dấu hiệu cần đề phòng
4 biện pháp phòng ngừa tránh say nắng cực hiệu quả
Có nên tắm nhiều lần để giải nhiệt khi trời nắng nóng?
Hầu hết người già sống tới 80 không làm 4 điều này ở tuổi 60
Mỗi tối ăn 1 tép tỏi, điều kỳ diệu gì xảy ra với cơ thể bạn?
Tưởng bị viêm khớp, đi khám phát hiện ra hội chứng ống cổ tay
Mặt biến dạng sau 3 ngày cắt môi hình trái tim
Cách cải thiện mề đay mẩn ngứa từ cây nhà lá vườn
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
Ngủ bên chồng, mơ làm 'chuyện ấy'... với kẻ lạ
Rách hậu môn, thủng trực tràng do đạp xe
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Xem thêm