Vì sao người đầu tiên tìm ra virus Ebola không bị nhiễm bệnh?
Dịch Ebola bắt nguồn từ Châu Phi và Peter Piot là người đầu tiên phát hiện ra dịch bệnh này. 38 năm sau khi sống trong ổ bệnh, Peter Piot vẫn khỏe mạnh và chia sẻ về cách phòng dịch Ebola.
Sống và tiếp xúc trực tiếp với ổ bệnh
Giáo sư Peter Piot (Viện Y học Nhiệt đới ở Antwerp, Bỉ) là người đầu tiên đã tìm ra virus Ebola vào năm 1976, khi một lọ máu lấy từ một nữ tu chết bí ẩn ở Zaire, nay là Cộng hòa Dân chủ Congo, được gửi đến. Bấy giờ ông Piot mới 27 tuổi.
Được biết, để tìm hiểu về loại virus này, Giáo sư Piot đã đích thân đến một ngôi làng gần khu rừng xích đạo nhiệt đới, nằm rất xa trung tâm đất nước Zaire – nơi được coi là “vùng đất chết” – là trung tâm cũng như khởi nguồn của dịch bệnh lúc bấy giờ.
Dịch Ebola đang là nỗi kinh hoàng ở nhiều quốc gia
Ông Piot và đồng nghiệp kể lại, khi đặt chân đến đây, ông mới thật sự cảm nhận được nỗi lo sợ bao trùm lên toàn bộ con người và không khí. Thậm chí, các phi công không tắt động cơ máy bay khi đoàn bác sĩ nghiên cứu xuống máy bay như để sẵn sàng chạy cho nhanh. Còn khi Piot nói với họ “Hẹn gặp lại” thì người phi công lại hét lên đại ý: “Chúng ta sẽ không bao giờ gặp lại”.
Trong thời gian ở đây, ông cùng các đồng nghiệp của mình đã phải sống ngay giữa tâm dịch bệnh, tiếp xúc, phỏng vấn những người mắc bệnh để tìm ra con đường lây truyền. Thậm chí hướng dẫn người dân cách chôn người nhiễm bệnh để bệnh không tiếp tục lây lan.
Vẫn khỏe mạnh sau 38 năm sống với nguồn bệnh
38 năm sau khi dịch Ebola bùng phát lần đầu tiên, trên thế giới hiện nay đang trải qua dịch Ebola tồi tệ nhất. Chỉ từ tháng 2 đến nay, dịch Ebola đã khiến gần hơn 1711 người mắc, trong đó 932 người tử vong tại 4 nước Tây Phi (Guinea, Liberia và Sierra Leone và Nigerria).
Tháng 2.2014, Piot cũng đã trở lại Yambuku - đánh dấu sinh nhật lần thứ 65 của mình
Tổ chức Y tế thế giới WHO đang có các cuộc họp khẩn để cân nhắc việc ban bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp cần sự quan tâm của quốc tế. Tuy nhiên, sau gần 40 năm, việc chữa trị cho các bệnh nhân mắc Ebola cũng chưa có sự khác biệt nhiều, chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị bệnh, các tư vấn về bệnh cho cộng đồng cũng tương tự.
Tháng 2.2014, Piot cũng đã trở lại Yambuku - đánh dấu sinh nhật lần thứ 65 của mình.
Chia sẻ về phương pháp không nhiễm bệnh mặc dù phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, ông Piot chia sẻ: "Xà phòng, găng tay, cô lập bệnh nhân, không tái sử dụng kim tiêm, không tiếp xúc với người chết, các con vật bị bệnh… vẫn là cách tốt nhất để tránh mắc bệnh”.
Tuy nhiên, Piot cũng cho biết, việc ngăn chặn dịch Ebola trên thế giới còn nhiều yếu tố rất khó khăn. Bởi nhiều người bệnh và gia đình của họ có thể bị cộng đồng kỳ thị nên giấu bệnh, không tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế khi có các triệu chứng. Văn hóa tín ngưỡng cũng khiến nhiều người cho rằng bệnh Ebola là do phù thủy làm ra, số khác lại thù địch với nhân viên y tế vì cho rằng họ chính là người “đem bệnh” tới.
Ông Piot khẳng định: "Chúng ta không nên quên rằng đây là một bệnh của nghèo đói, của hệ thống y tế yếu ớt và mất lòng tin. Do đó, thông tin, truyền thông và sự tham gia của các nhà lãnh đạo cộng đồng cũng quan trọng như các phương pháp tiếp cận y tế cổ điển”.
Ebola thay đổi cuộc đời của Piot - sau khi phát hiện ra các vi rút, ông đã đi vào nghiên cứu các dịch AIDS ở châu Phi và trở thành giám đốc điều hành sáng lập của tổ chức UNAIDS – Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS . "Nó dẫn lối chỉ đường cho tôi làm những điều mà tôi nghĩ chỉ có trong sách vở. Nó đã cho tôi một sứ mệnh trong cuộc sống: làm việc về y tế tại các nước đang phát triển", ông nói.
"Nó không chỉ là phát hiện ra một loại virus mà còn của bản thân mình" – Giáo sư Piot nhận định.
Tổng hợp theo Afamily