Chủ nhật, 19/05/2024 00:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 11/02/2021 19:00

Về nhà đón Tết, gia đình là trên hết

Đất trời chuyển giao, tiễn năm cũ, đón năm mới luôn là thời khắc thiêng liêng nhất trong tín ngưỡng, tâm linh của người Việt.

Tết Nguyên đán thường là dịp các thành viên trong gia đình trở về cùng nhau thắp nén nhang trên bàn thờ ông bà, tổ tiên bày tỏ sự hiếu đễ, cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với mình và người thân rồi quây quần chúc phúc, mừng tuổi, tận hưởng không khí đoàn tụ, sum vầy hòa thuận, ấm cúng. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại nhiều xô bồ ngày nay, những nghi lễ Tết cổ truyền đang có xu hướng bị xao nhãng trong một số gia đình trẻ…

Đừng để những lý do làm hoen cay mắt mẹ

Từ lúc Sơn gọi điện thông báo Tết này vợ chồng nó đi du lịch nước ngoài, lòng dạ bà Thoa rối bời như lửa đốt. Lệ ở quê bà nhà nào có con dâu mới thì Tết đầu tiên phải làm lễ ra mắt tại từ đường, phải đến chào hỏi, nhận anh em, họ hàng. Bà đã sắm sửa, chuẩn bị chu đáo mọi thứ rồi mà vợ chồng Sơn không về thì biết ăn nói sao với trưởng họ, với chòm xóm, láng giềng.

Còn cả dự định buổi chiều ngày tất niên dẫn nàng dâu ra viếng phần mộ ông bà, tổ tiên và người cha sinh thành ra Sơn cho phải đạo... cũng đành gác lại. Hầu hết các gia đình ở quê bà, con cháu dù bận rộn, đi làm ăn xa ở đâu Tết cũng cố gắng thu xếp về quây quần, đoàn tụ bên bố mẹ.

tet gia dinh

Ảnh minh họa

Bà sinh hạ được 3 người con nhưng chỉ có mình Sơn là con trai nên dù Sơn lập nghiệp ở thành phố bà vẫn thường xuyên nhắc nhở con phải hướng về nguồn cội. Thấy vợ Sơn trẻ người non dạ, tính cách lại thiếu cởi mở, mặn mà trong việc tiếp xúc với mọi người xung quanh, bà đã băn khoăn, lo lắng...

Mặc mẹ thuyết phục thế nào vợ chồng Sơn cũng gạt đi với lý do “đã bỏ mấy chục triệu ra mua vé rồi, không trả lại được”, bà Thoa gọi điện lên Hà Nội nhờ thông gia khuyên nhủ giúp. Vậy nhưng, chẳng những không dạy con gái lối ứng xử “nhập gia tùy tục”, lấy chồng phải theo nề nếp, gia phong nhà chồng, thông gia nhà bà lại thản nhiên chép miệng thốt lên: “Nhiều vùng quê cứ quan trọng hóa các nghi thức lễ Tết đã cổ hủ, lạc hậu. Bọn trẻ làm việc bận rộn, áp lực cả năm rồi, Tết là dịp nghỉ ngơi, vui chơi cho thoải mái. Làm cha, làm mẹ nên tôn trọng, ủng hộ sự lựa chọn của các con”.

Được mẹ đẻ che chắn, vợ Sơn được thể lấn tới: “Tết này được nghỉ 9 ngày, chúng con chỉ đi chơi một tuần thôi, còn 2 ngày về quê tha hồ mà trình diện họ hàng, làng nước. Nói thật, nghe mấy chị ở cơ quan kể chuyện Tết về quê chồng mệt bơ phờ, tay chân nẻ toác ra vì lúc nào cũng cặm cụi nấu ăn, rửa bát rồi đi mỏi nhừ cả chân từ đầu làng tới cuối làng vẫn chưa chúc Tết xong nhà cô dì, chú bác... con đã rùng mình rồi. Mẹ cứ phiên phiến thôi, đừng câu nệ lễ Tết cho phiền phức”. Chưa hết bàng hoàng về sự ngược đời “con dâu dạy mẹ chồng”, bà Thoa tột cùng thất vọng khi vợ Sơn bỗ bã hỏi bà cần bao nhiêu tiền chi trang cho lễ ra mắt họ hàng, sắm sửa Tết trong nhà thì đưa cho chứ cô không có thời gian, cũng chẳng biết mua thứ gì.

Cố giấu những giọt lệ chực trào ra nơi khóe mắt, bà thở dài ghim gút vào đáy lòng nỗi xót xa, tê tái chẳng biết chia sẻ cùng ai. Suy nghĩ quá nông nổi và có phần bị chi phối bởi sự thực dụng thái quá của vợ Sơn khiến bà tổn thương. Thời bà, cái Tết đầu tiên ở nhà chồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là một bước ngoặt ảnh hưởng tới cả cuộc đời sau này nên nàng dâu nào cũng nỗ lực tiếp thu, học hỏi mẹ chồng từ khâu dọn dẹp, trang trí nhà cửa đến việc bày biện ban thờ, làm lễ cúng tất niên, cúng giao thừa, rồi thăm viếng, chúc Tết họ hàng, làng xóm... Niềm mong mỏi lớn lao nhất của bà là các con giữ nếp gia phong ấy nhưng xem ra chẳng đơn giản chút nào...

Tết về nhà để hạnh phúc

Nhiều gia đình trẻ giờ đây có xu hướng chán Tết, hay muốn đi du lịch, đi đâu đó thật xa và thư giãn thực sự. Họ muốn được đón Giao thừa trên máy bay, mùng 1 Tết được hít khí trời ở một chân trời mới, được ngủ nướng trong khách sạn cả ngày, được ăn một bữa thịnh soạn mà không phải là thịt mỡ dưa hành. Cả năm quần quật bên công việc, Tết là cơ hội để thưởng cho bản thân những điều như thế chứ không phải quay cuồng với ti tỉ thứ khác tại nhà…

Thực ra, những người trưởng thành có quyền lựa chọn cho mình trải nghiệm mới và dù việc xa nhà ngày Tết sẽ chẳng nhận được sự ủng hộ nào của người lớn nhưng tuyệt nhiên không ai muốn cấm cản con cái ngày đầu năm cả. Nhưng nếu bạn bình tĩnh để đẩy lùi suy nghĩ “ích kỷ” cá nhân ra khỏi đầu. Người trẻ còn cả thanh xuân bay nhảy phía trước nhưng ông bà bố mẹ thì chỉ biết vui với những thứ bình dị xung quanh mình.

Nếu bạn biết nghĩ cho bản thân thì hãy đặt bản thân vào vị trí của người lớn, ở tuổi xế chiều con cháu chính là động lực duy nhất để vui sống. Sẽ thế nào nếu ai đó dành cả năm lao động biền biệt phương xa, ngày Tết đáng ra phải sum vầy bên gia đình thì lại đi du lịch mất hút. Người lớn không thể chờ Tết năm sau để bên bạn, vì đời vốn vô thường.

Trong khi bạn đang vui vẻ ở nơi nào đấy thì gia đình lại vắng bóng một người, bạn cảm thấy Tết đã trọn vẹn vì được làm điều mình muốn nhưng những người thân của bạn lại không thấy thế, vì có ai vui nổi khi con cháu không hiển hiện ở nhà. Nếu ai đó cho rằng việc vi vu đây đó đầu năm trong khi nhiều người đang sum vầy bên nhau là khác biệt thì xin thưa đấy cũng có thể gọi là sự “ích kỷ”...

Không phải tự nhiên mà người ta tạo ra câu slogan “nhà là nơi để về” vì hẳn sau nó là nhiều câu chuyện Tết xa nhà đầy cô đơn. Gia đình là nơi để về, là nguồn cội, là chốn yên bình không bao giờ từ chối ta,... những định nghĩa này vốn dĩ đã không còn là lời “sáo rỗng” trong sách nữa. Với những ai xa quê, xa người thân thì mới thấm được ý nghĩa của nơi được gọi là gia đình.

-> Tâm sự ngày Vu Lan: Còn cha mẹ là điều hạnh phúc nhất

Phương Linh  
5 lời khuyên của chuyên gia kinh tế: Chọn vợ chồng khôn ngoan, 30 tuổi mới sinh con
Vì sao nhà giàu thích chơi tranh?
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Xem thêm