Thứ bảy, 23/11/2024 11:05     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 05/10/2017 09:58

Tỷ phú "nông dân" kiếm 3,5 tỷ đồng/năm nhờ sáng chế ra 200 loại máy nông nghiệp

Một nông dân ngụ xã Quảng An, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên- Huế) đã chế tạo thành công nhiều loại máy nông nghiệp hữu ích.

Tỷ phú "nông dân" kiếm 3,5 tỷ đồng/năm nhờ sáng chế ra 200 loại máy nông nghiệp

Xưởng cơ khí khang trang của anh Trần Đình Lai nằm ở mặt tiền tuyến tỉnh lộ chạy qua thôn An Xuân, xã Quảng An. Trong không gian rộn ràng tiếng búa và tiếng máy nổ, hàng chục người thợ miệt mài làm việc. Anh Lai vừa hướng dẫn cho thợ vừa tiếp chuyện những vị khách đến đặt hàng.

Hiện tại, mỗi năm cơ sở của anh Lai sản xuất và bán ra thị trường trên 200 máy móc các loại, đưa lại doanh thu hàng năm khoảng 3,5 tỷ đồng và nguồn lợi nhuận lớn.

Vốn sinh ra trong gia đình nông dân đông con, tuổi thơ của anh Lai là chuỗi ngày cực nhọc. Khi còn nhỏ anh đã theo bố mẹ ra đồng, đã quen lội trên những thửa ruộng trũng bùn ngập gần đến đầu gối. “Hình ảnh người dân quê hì hục nhiều ngày liền vẫn không sửa được máy bơm nước để tiêu úng cho ruộng lúa đang bị ngập sâu, kêu thợ không có... làm tôi ám ảnh mãi”- anh Lai kể.

nong-dan

Anh Trần Đình Lai đã sáng chế ra cả chục loại máy nông cụ hữu dụng, tiện lợi từ chính cơ sở cơ khí do mình gây dựng nên.

Chính vì sự trăn trở đó, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, dù đủ sức thi đậu một trường đại học, nhưng anh chọn thi vào một trường trung cấp cơ khí ở TP.Huế. Sau 2 năm học trường nghề rồi tốt nghiệp loại ưu, anh được nhận vào làm tại một xưởng cơ khí ở trung tâm thành phố với thu nhập ổn định.

Sau 4 năm làm ở thành phố, vì nỗi trăn trở trước những vất vả của người nông dân ở quê nhà, anh Lai đã quyết định về quê lập nghiệp. Sau một thời gian chạy vạy tìm vốn liếng, anh mở được xưởng sửa chữa máy móc và nhận được nhiều đơn sửa chữa các loại máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển nuôi tôm tăng cao. Xường anh cũng vì thế mà ăn nên làm ra, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Làm ăn thuận lợi được ít năm, cơ sở của anh rơi vào cảnh khó khăn khi mô hình nuôi tôm ở Quảng Điền liên tiếp thất bát vì dịch bệnh, nông dân nợ nần chồng chất. Trước hoàn cảnh đó, anh Lai nhận thấy phải thay đổi hướng đi mới có thể phát triển.

Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là hướng đi mà anh Lai hướng đến để phát triển sự nghiệp của mình. Bắt đầu từ năm 2007, anh Lai đã thử nghiệm chế tạo chiếc máy ép củi từ vỏ trấu. Đến nay, máy ép củi trấu của anh rất được thị trường ưa chuộng và cung cấp cho hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu sang Lào, Campuchia.

"Tôi thấy vùng đất quê tôi vỏ trấu rất dồi dào, vì vậy tôi mới nảy sinh ra ý tưởng tận dụng phế phẩm này ép lại thành sinh khối để đốt", anh Lai chia sẻ.

Từ thành công trong việc sản xuất máy ép củi trấu, anh tiếp tục nghiên cứu sáng chế ra hàng loạt loại máy móc khác. Các loại máy sấy mùn cưa, máy cắt nước đá liên hoàn, máy sấy thực phẩm đa năng, máy hút thổi liệu, máy thái rau, máy ép viên thức ăn chăn nuôi, máy sấy lúa đa năng...do anh sáng chế đều ưu việt, tiện lợi, phù hợp với hoàn cảnh nhà nông hơn là máy nhập ngoại...

Với những sáng tạo trong sản xuất, anh Lai đã nhận được nhiều giải thưởng có giá trị. Trong đó đáng kể nhất là Giải thưởng Lương Đình Của năm 2011 cho nhà nông trẻ xuất sắc, bằng khen và kỷ niệm chương của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về đề tài giải pháp ý tưởng sáng tạo tiêu biểu trong năm 2011; giấy chứng nhận bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung- Tây Nguyên 2016; danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017…

Cơ sở của anh giải quyết việc làm thường xuyên cho 22 công nhân, chưa kể những lao động làm theo mùa vụ. Thu nhập bình quân của người lao động tại cơ sở của anh Lai mỗi tháng đạt gần 6 triệu đồng/người. Anh cũng thường xuyên đi đầu trong phong trào từ thiện xã hội ở địa phương, giúp những hoàn cảnh khó khăn vươn lên.

Phương Vũ (tổng hợp)  
Học sinh Hà Nội bảo vệ môi trường bằng mô hình tái chế sáng tạo
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Điểm mới của Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 22/11/2024
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục”: Cơ hội khám phá phương pháp giáo dục toàn diện
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
Nhiều tuyến phố tại Hạ Long ngập nước do triều cường dâng cao
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
3 cô giáo Hải Phòng được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 20/11/2024
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Xem thêm