Thứ ba, 10/06/2025 21:41     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 28/03/2021 06:00

“Tử thần” làng rắn gọi tên: Có thuốc vẫn không kịp cứu chữa

Dù đã trải qua kinh nghiệm nhiều đời nuôi rắn hổ mang nhưng thống kê cho thấy đã có hơn 20 người ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã bị “tử thần” ghé thăm sau những cú ra đòn của loài rắn độc.

Nhìn bên ngoài làng quê Vĩnh Sơn không có gì đặc biệt để có thể nhận ra đây là cái nôi của nghề nuôi rắn độc truyền thống. Vậy nhưng bên trong những ngôi nhà kiên cố và bình yên đó lại là nơi hàng triệu con rắn hổ mang đang sinh sống.

Lý giải điều này nhiều người dân Vĩnh Sơn cho hay, do điều kiện đất đai chật hẹp nên đa phần các hộ gia đình nơi đây đều xây dựng lồng rắn ngay trong nhà.

Nếu khu gian chính của nhà là nơi để tiếp khách, nơi sinh hoạt của gia đình thì ngay bên cạnh hoặc ngay sau khu phòng khách có thể là những chuồng rắn chia thành những ô nhỏ, hình chữ nhật, chiều dài ước chừng 0,5m, cao 0,4m, rộng 0,3m.

Cũng có những nhà có điều kiện lập thành trang trại riêng để xây chuồng cho rắn. Nhưng con số đó chỉ đếm trên đầu ngón tay còn hầu hết các hộ dân tại đây vẫn chăn nuôi theo cách tận dụng không gian. Chính điều này đã tạo ra những tình huống thót tim mỗi lần rắn sổng chuồng ra ngoài.

Empty

Chuồng rắn được xây dựng ngay cạnh gian nhà chính của gia đình (Ảnh:Thúy Ngà)

Đó là những lần gia chủ hay khách đến nhà phát hiện rắn hổ mang cuộn tròn ngay trong nhà hay gầm giường rồi trong tủ quần áo. Nếu là khách lãng Vĩnh Sơn thì chuyện đó chẳng lạ gì nhưng nếu là người nơi khác đến chắc hẳn những tình huống đó cũng đủ làm họ thót tim.

Empty

Bà Phùng Thị Thu – một hộ nuôi rắn ở Vĩnh Sơn có thể dùng tay không bắt rắn hổ mang một cách đơn giản (Ảnh: Thúy Ngà)

Ông Nguyễn Xuân Hồi - một hộ nuôi rắn tại Vĩnh Sơn cho biết, nhà ông nuôi hơn 1000 con rắn hổ mang nên bắt rắn là công việc thường xuyên của ông. Mặc dù, có đôi gang tay dày làm bảo hộ lao động nhưng theo ông Hồi hầu như những người nuôi rắn ở Vĩnh Sơn đều không sử dụng phương tiện bảo hộ này.

Ông Hồi cho biết: "Dùng găng tay vừa dày vừa vướng víu, cầm con rắn không thật tay, rất dễ bắt trượt rắn. Khi ấy rắn lao vào cắn vào mặt, vào người, vào vai còn nguy hiểm hơn nên chúng tôi dùng tay không bắt rắn cho dễ”.

Nhưng chính cách làm thủ công này đã khiến ông Hồi, người nuôi rắn lâu năm cũng từng bị rắn cắn nhưng rất may vết thương nhẹ nên ông chỉ bị dị tật ngón tay.

Là người nắm rõ tình hình nuôi rắn tại đây, ông Phùng Văn Tiến – Chủ tịch Hội làng nghề nuôi rắn xã Vĩnh Sơn cho biết: “Nghề nuôi rắn rất nguy hiểm, trung bình mỗi năm có khoảng 1-2 người tử vong, tính đến nay cả xã đã có hơn 20 người mất mạng. Còn trường hợp bị rắn cắn nhẹ, bị hoại tử, phải tháo khớp, mất ngón tay, ngon chân thì đếm không xuể”.

Empty

Ông Phùng Văn Tiến – chủ tịch Hội làng nghề nuôi rắn xã Vĩnh Sơn (Ảnh: Thúy Ngà)

Ông Tiến kể lại, cách đây chưa lâu, người trong thôn 3 Vĩnh Sơn xót xa trước sự ra đi của anh Phùng Văn Long sau tai nạn rắn cắn.

Đó là lúc cho rắn ăn, anh Long sơ sảy nên bị rắn cắn vào tay. Đáng buồn do cơ thể dị ứng với nọc rắn nên anh Long không qua khỏi dù đã được dùng thuốc kịp thời.

Sự ra đi của anh Long đã gây ra nhiều đau buồn thương tiếc khi anh bỏ lại ba đứa con bơ vơ và bố mẹ già yếu cho người vợ trẻ. Một mình chị Yến gánh trách nhiệm nuôi con, nuôi bố mẹ già nên mặc dù ám ảnh với cái chết của chồng nhưng chị vẫn quyết bám trụ nghề nuôi rắn.

Ông Tiến cho biết thêm: “Nghề nuôi rắn thường xuyên xảy ra tai nạn nên gia đình nào cũng có thuốc giải nọc độc rắn để sơ cứu kịp thời. Tuy nhiên thuốc chỉ có thể ngăn nọc độc chạy vào cơ thể, còn khi đã bị rối loạn đường hô hấp thì bắt buộc phải có dụng cụ hô hấp và phương tiện cấp cứu”.

Ai cũng biết và càng hiểu hơn nghề nuôi rắn hổ mang nguy hiểm thế nào khi chứng kiến những cái chết thương tâm do rắn cắn. Tuy nhiên người dân Vĩnh Sơn đã nhiều đời nay chấp nhận nghề này nên cũng đành mang lấy cái nghiệp.

Bao đời nay nghề nuôi rắn hổ mang vẫn là nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho họ. Làm mãi, sống mãi cùng rắn rồi cũng thành quen, giờ bảo bỏ nghề là điều không dễ dàng gì với người dân Vĩnh Sơn.

Thúy Ngà  
Đổi mới tư duy nhận thức, hành động, nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược trên lĩnh vực Tuyên giáo và Dân vận
'Chạm 18: The Glanz' - Lễ trưởng thành đầy ý nghĩa của học sinh chuyên nhân văn
Những con số ấn tượng tại Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup 2025
Hoàn thành Dự án Nâng cấp hệ thống điều khiển bảo vệ 7 trạm biến áp 220kV khu vực phía Nam trong tháng 10/2025
Vận hành bệnh viện ung bướu hơn 1.250 tỷ đồng tại Nghệ An
Cùng hành động vì biển xanh: Hành trình của 10.000 trái tim lan tỏa thông điệp sống xanh
Quảng Ninh thành lập hội Pickleball, xây dựng sân thi đấu trên biển
Dư âm Press Cup 2025 sau tiếng còi mãn cuộc
VinUni đặt mục tiêu vào Top 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu
Gala 'Siêu cúp báo chí' Việt Nam – Thái Lan: 'Biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị giữa những người làm báo hai quốc gia'
Gần 10.000 người Vingroup và tình nguyện viên ra quân làm sạch bờ biển tại 28 tỉnh, thành phố
Thắng kịch tính trên loạt luân lưu, Trung tâm PTTH Quân đội đoạt Siêu cúp báo chí Thái Lan - Việt Nam
121 'chiến sĩ nhí' tham gia Học kỳ trong Quân đội năm 2025
Press Cup 2025: Cầu nối thể thao và văn hóa tại Bắc Ninh
“Cháy” cùng bóng đá: Những cổ động viên đặc biệt tại Press Cup 2025
Trung tâm PT-TH Quân đội sẵn sàng bước vào trận Siêu cúp Báo chí Việt Nam – Thái Lan
Gala tổng kết và trao giải Press Cup 2025: 'Lan tỏa những giá trị tích cực của báo chí đến cộng đồng'
 Chung kết Press Cup 2025: Đánh bại HTV, FC Trung tâm PTTH Quân đội giành chức vô địch
Chung kết Press Cup 2025: Ai sẽ viết lên 'giấc mơ' vô địch?
FC Đài Truyền hình TP. HCM vào chung kết Press Cup 2025: “Chúng tôi sẽ cống hiến hết mình cho trận đấu cuối cùng”
Xem thêm