Thứ ba, 23/04/2024 17:40
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 23/11/2021 11:05

Trẻ tiêm vaccine Covid-19 bao lâu sẽ có kháng thể?

Từ hôm nay (23/11), TP Hà Nội bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 15-17 tuổi để sớm đưa các em trở lại trường. Theo các chuyên gia, tiêm vaccine là cách tốt nhất để có thể phòng Covid-19.

Sở Y tế Hà Nội cho biết, dự tính có khoảng hơn 304.000 trẻ em ở độ tuổi 15-17 đang học tập, sinh sống tại Hà Nội sẽ được tiêm vaccine Covid-19 lần này. Thời gian tiếp theo độ tuổi tiêm vaccine Covid-19 ở trẻ em sẽ được hạ dần.

Tiêm vaccine Covid-19 bao lâu sẽ có kháng thể bảo vệ?

Về thời gian sinh ra kháng thể sau tiêm, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, những người đã tiêm 1 mũi vaccine sau khi tiêm khoảng 14 ngày cơ thể đã có kháng thể giúp bảo vệ phòng bệnh Covid-19.

Kháng thể này có thể ngăn ngừa nhất định nguy cơ lây nhiễm Covid-19 và đặc biệt giảm thiểu nguy cơ bệnh nặng nếu như người tiêm mắc Covid-19.

Như vậy, sau tiêm 2 tuần, trẻ em sẽ có kháng thể chống lại virus. Nếu có mắc bệnh Covid-19 thì cũng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

tiem vacine

Sau tiêm 2 tuần, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể chống lại Covid-19 (Ảnh minh họa)

PGS Dương Thị Hồng cho biết thêm, vaccine Covid-19 Pfizer tiêm cho trẻ em có liều lượng 0,3 ml mỗi liều tiêm, đường dùng tiêm bắp, lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21-28 ngày).

Theo Bộ Y tế, hiệu lực bảo vệ của vaccine Covid-19 Pfizer sau tiêm mũi 1 đạt 52%, đồng thời giúp giảm 47.5% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng đối với biến chủng Alpha, giảm 35.6% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng đối với biến chủng Delta.

Sau khi hoàn thành 2 mũi tiêm thì đạt 95% hiệu quả phòng bệnh, đồng thời giúp giảm 93.7% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng đối với biến chủng Alpha, giảm 88% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng đối với biến chủng Delta.

Lưu ý khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em

PGS Dương Thị Hồng lưu ý, trẻ tiêm vaccine Covid-19 cũng gặp các phản ứng tương tự người lớn. Phổ biến là các phản ứng đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm. Trẻ cũng có thể bị ớn lạnh, sốt, mệt mỏi. Tuy nhiên, trẻ tiêm vaccine Pfizer mũi 1 ít gặp phản ứng hơn tiêm mũi 2.

Các phản ứng khác gặp trên tỉ lệ 1/10 trẻ hoặc 1/100 trẻ sau tiêm là buồn nôn, mẩn đỏ tại chỗ tiêm.

Các phản ứng không phổ biến khác dưới 1/1.000 trường hợp là nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa tại chỗ tiêm. Những phản ứng tiếp theo rất hiếm gặp là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.

Sau khi tiêm trẻ cần được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng. Việc theo dõi sau tiêm áp dụng như với người lớn.

Empty

Trẻ cần đặc biệt theo dõi trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng

PGS Dương Thị Hồng cũng nhấn mạnh, cha mẹ nên giám sát trẻ em không nên chơi thể thao, vận động mạnh sau tiêm vaccine ít nhất 3 ngày.

"Ghi nhận tại 1 số quốc gia trẻ em sau tiêm vaccine Covid-19 bị viêm cơ tim (xảy ra sau tiêm mũi 2 nhiều hơn tiêm mũi 1 và ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái). Do đó, nếu trẻ sau tiêm vaccine Covid-19 mà chơi thể thao có thể tăng áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim có thể trở nên trầm trọng hơn. Dù phản ứng này rất hiếm gặp nhưng cha mẹ vẫn nên thận trọng, giám sát để con không vận động mạnh ngay sau tiêm", PGS Dương Thị Hồng nói.

Về lo ngại tiêm vaccine Covid-19 ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không, PGS Hồng cũng cho biết, vaccine Pfizer đã được phê duyệt có thành phần mRNA của virus hoàn toàn không có tương tác với ADN của người do đó không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe sinh sản…

Dù có kháng thể bảo vệ để chống lại Covid-19, giúp giảm triệu chứng khi mắc Covid-19 nhưng tiêm vaccine Covid-19 vẫn có thể mắc Covid-19.

"Do đó, để bảo vệ những người chưa tiêm vaccine Covid-19 đủ 2 mũi, người chưa tiêm vaccine Covid-19, người chưa có kháng thể thì người lớn cần nhắc nhở trẻ em tuyệt đối tuân thủ các biện pháp 5K ở những nơi đông người, tuân thủ các biện pháp phòng dịch của Bộ Y tế và chính quyền địa phương", PGS Hồng khuyến cáo.

Những điều cần biết về vaccine Covid-19 Pfizer

Empty
vaccine-covid-19-2-163758979105048104659
Empty
Empty
Thúy Ngà  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm