Thứ sáu, 22/11/2024 18:05     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 12/05/2022 06:09

Trẻ dậy thì sớm: Chớ chủ quan, có thể xuất phát từ bệnh lý

Dậy thì sớm ở trẻ hiện đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Trong một số ít trường hợp, dậy thì sớm còn có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm.

Theo Ths.Bs Phạm Như Quỳnh, nguyên bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nhiều người vẫn chủ quan về chuyện dậy thì sớm của trẻ. Nhưng đây là vấn đề rất cần thiết với tất cả các bố mẹ nuôi con nhỏ.

“Phụ huynh nên tìm hiểu về dậy thì sớm ở trẻ, hiểu nguyên nhân, biết các triệu chứng và có định hướng điều trị sớm để con có thể lớn lên phát triển khỏe mạnh, đừng để mất bò mới lo làm chuồng”, Ths.BS Quỳnh cho biết.

Vậy thế nào được gọi là dậy thì sớm?

Theo nữ bác sĩ, với bé gái dưới 8 tuổi đã có kỳ kinh đầu tiên hoặc một số dấu hiệu như mọc lông mu, ngực to, mọc mụn trứng cá… có thể bé đã dậy thì.

Với bé trai dưới 9 tuổi có những phát triển như thay đổi giọng nói, có mùi cơ thể, thay đổi kích thước dương vật, mọc ria mép, có mụn trứng cá… là các dấu hiệu trẻ bước vào thời kỳ dậy thì. Bác sĩ khuyến cáo, giai đoạn từ 7 đến 10 tuổi, bố mẹ nên quan sát các dấu hiệu của con hoặc nói chuyện với con để phát hiện các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ.

kham-dieu-tri-day-thi-som-01 (1)

Báo động tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa)

Ths.BS Quỳnh cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Trong đó, có nguyên nhân vô căn, cụ thể trẻ có khối u ở não (u não), viêm não gây nên những tác động từ não xuống các vùng tiết ra hormone kích thích sự phát triển của các bộ phận như buồng trứng, tinh hoàn. Các bệnh ở thận, thượng thận cũng tiết ra hormone có thể sinh ra biểu hiện dậy thì ở trẻ.

Ngoài nguyên nhân tổn thương thần kinh trung ương gây dậy thì sớm, theo bác sĩ này còn có các yếu tố khác như do môi trường, di truyền, dinh dưỡng, lối sống… sẽ khiến trẻ dậy thì sớm hơn.

“Ngày trước, ít trẻ dậy thì sớm nhưng hiện nay số trẻ dậy thì sớm nhiều hơn cũng một phần do chế độ ăn uống, dinh dưỡng. Đó là trẻ ăn các thực phẩm đồ ăn nhanh, nhiều đạm, ăn ít rau.

Ngoài ra, trẻ dùng đồ chơi từ nhựa không an toàn cũng có thể gây ra dậy thì sớm hoặc bố mẹ không quản lý sát sao, để trẻ tiếp cận với thông tin, Internet, mạng xã hội từ khi còn nhỏ, kích thích tính tò mò trẻ là một trong nguyên nhân gây ra dậy thì sớm”, Ths.BS Quỳnh chia sẻ.

Nữ bác sĩ nhấn mạnh, nếu quan sát con có dấu hiệu trên, bố mẹ phải cho con đi khám sớm. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm vùng chậu, ngực. Ngoài ra, trẻ sẽ được chỉ định chụp X-quang xương để đánh giá độ phát triển của xương có tương xứng lứa tuổi không.

Từ đó, các bác sĩ chẩn đoán trẻ có dậy thì sớm không và đưa ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cũng theo bác sĩ, trẻ dậy thì sớm sẽ hạn chế phát triển về chiều cao, hạn chế phát triển về tâm sinh lý. Ví dụ với bé mới 7 tuổi đã dậy thì, bé chưa nhận thức được việc hàng tháng có kỳ kinh, cách vệ sinh… Đồng thời bé sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.

day thi

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi thấy con có dấu hiệu dậy thì sớm (Ảnh minh họa)

Với trường hợp bé gái dưới 8 tuổi, bé trai dưới 9 tuổi được chẩn đoán dậy thì sớm nguyên nhân vô căn (không phải do u não, không phải do khối u ở phải tử cung, buồng trứng), các bác sĩ sẽ dùng biện pháp điều trị tiêm thuốc để kìm hãm dậy thì sớm.

“Việc này phải thực hiện ở các đơn vị bệnh viện trung ương vì tiêm thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ sau khi chẩn đoán nguyên nhân, đánh giá tình trạng. Đồng thời trẻ phải được theo dõi sau khi điều trị”, Ths.BS Quỳnh cho hay.

Cũng theo nữ bác sĩ, trên thế giới, biện pháp này đã được áp dụng từ 30 năm nay, tại Việt Nam phương pháp dùng thuốc để kìm hãm dậy thì sớm xuất hiện khoảng 10 năm gần đây. Việc tiêm thuốc sẽ được tiến hành đến khi trẻ 12 tuổi.

Để hạn chế dậy thì sớm ở trẻ, Ths.BS Quỳnh cho biết, phụ huynh nên quan sát, theo dõi các thay đổi của con. Về chế độ dinh dưỡng, trẻ cần được ăn nhiều rau, hạn chế đồ ăn sẵn, nhiều đạm, nhiều đường, nhiều dầu mỡ, tránh uống nước ngọt có ga… Bố mẹ bổ sung canxi, vitamin D3 theo hướng dẫn của bác sĩ, cho con đi ngủ sớm, tránh thức khuya để cải thiện chiều cao.

Phụ huynh cũng hạn chế cho con xem các nội dung, chương trình kích thích trí tò mò bé. Đồng thời, cha mẹ cũng khéo léo nói chuyện với con về vấn đề giới tính, hướng dẫn con cách vệ sinh, bảo vệ cơ thể.

-->> Trẻ dậy thì sớm tăng 35 lần so với 10 năm trước

Thúy Ngà  
Lạc nội mạc tử cung mang thai được không?
Gian nan căn bệnh 10 phụ nữ có 1 người mắc, 'cản bước' hành trình làm mẹ
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
'Thủ phạm' âm thầm gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ
Bệnh khó nói của đàn ông tiền mãn dục
Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị muỗi đốt hơn người bình thường?
Dị vật trong 'vùng kín' bé gái 5 tuổi
Nam phòng gym 'rỉ tai' nhau cách lên 6 múi, đến khi lấy vợ hối hận đã muộn màng
Phụ nữ mang thai tầm soát ung thư vú được không?
23 tuổi phát hiện ung thư vú nhờ một lần đi tầm soát
13 triệu phụ nữ Việt đang bị “bỏ quên” sức khỏe
U xơ tử cung dưới thanh mạc là gì?
Việt Nam là quốc gia hiếm hoi có sự chênh lệch giới tính ngay từ đứa con đầu tiên
Bất chấp cảnh báo, nam thanh niên thừa nhận điều 'khó nói' sau thời gian có bạn gái
Nhập viện cấp cứu sau khi tự uống thuốc phá thai mua qua mạng
Nam sinh 15 tuổi suýt mất “cậu nhỏ” do tò mò tuổi mới lớn
Kết hôn 2 năm nhưng không thể 'gần gũi' chồng
Nhận cùng lúc 2 tin 'sét đánh' sau đêm buồn chán vì chia tay bạn gái
Nam thanh niên 22 tuổi mắc 4 loại virus, biết nguyên nhân ai cũng ngỡ ngàng
Ngăn chặn hơn 500.000 trường hợp mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam
Xem thêm