Thứ hai, 06/01/2025 14:48     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 21/12/2022 05:30

“Trăm nỗi lo” khi Tết cận kề, làm gì để giảm áp lực?

Tết Nguyên Đán cận kề, trẻ con thì háo hức, mong chờ còn người lớn lại đau đầu vì khối lượng công việc đồ sộ và "trăm mối lo" cuối năm.

ap luc tet

Còn hơn 30 ngày sẽ đến Tết Nguyên Đán 2023 (Ảnh: EPA / Lương Thái Linh)

Áp lực những ngày cuối năm

Năm 2022 sắp khép lại nhưng đây cũng là thời điểm “chạy nước rút” cho mọi lĩnh vực, ngành nghề. Chưa kể, cận Tết thời tiết bắt đầu thay đổi, yếu tố môi trường có nhiều chuyển biến lại thêm áp lực vì giải quyết vô số công việc, các mối bận tâm về gia đình, con cái xoay vần khiến ai nấy đều rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, uể oải.

Thùy Trang (25 tuổi, quê Thái Bình) làm trợ lý marketing tại Hà Nội cho biết, cuộc sống của cô là những ngày chạy theo deadline. Cô gái trẻ tâm sự vì áp lực phải thành công, cô thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi và “ngợp” trước khối lượng công việc cuối năm. Trang không nhớ lần cuối được thư giãn, giải tỏa căng thẳng, giải nhiệt cuộc sống là khi nào.

“Càng lớn, áp lực về Tết lại càng tăng. Từ ngày ra trường đi làm, gần Tết là khoảng thời giạn mình thấy sợ nhất. Sợ vì khối lượng công việc dồn vào cuối năm rất nhiều, sợ vì lo kinh tế không đủ, sợ vì muôn vàn câu hỏi của hàng xóm, họ hàng,... nhiều lúc khiến mình rất áp lực, mệt mỏi”, Trang bày tỏ.

Tương tự Thùy Trang, anh Phạm Chí Công (28 tuổi, quê Vĩnh Phúc) đang làm việc cho một công ty tại Hà Nội cũng khá rối bời khi Tết cận kề.

Anh Công cho hay, áp lực công việc là một phần nhưng điều khiến anh cảm thấy căng thẳng hơn là hàng loạt câu hỏi quen thuộc mà anh nhận được vào những ngày cuối năm như "năm nay được thưởng Tết nhiều không", “lương mỗi tháng được bao nhiêu”, "cho bố mẹ bao nhiêu tiền tiêu Tết?",...

"Bố mẹ mình chẳng bao giờ giao "chỉ tiêu", nhưng họ hàng, hàng xóm thì đã lo giùm cho mình rồi.

Có những lúc nghe thấy mọi người bàn luận về ai đó bằng tuổi mình đã có nhà cao cửa rộng, xe mới xịn sò, thưởng Tết vài chục triệu,... cũng khiến mình cảm thấy thất vọng về bản thân, không bằng người khác. Đặc biệt là khi Tết cận kề, những sự so sánh ấy lại ngày càng tăng thêm", anh Công tâm sự.

Cuối năm, có 1001 lý do khiến người lao động rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài áp lực “thường niên” về công việc, thu nhập, học tập, chi tiêu, đi lại… Tết này còn thêm nỗi lo ăn Tết ở đâu cũng khiến nhiều người “đứng ngồi không yên”.

ap luc Tet (2)

Giới trẻ đau đầu, stress khi Tết Nguyên Đán cận kề

Làm gì để giảm căng thẳng dịp cuối năm?

TS.BS Đinh Vinh Quang - Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, tỷ lệ đau đầu căng thẳng ngày càng càng gia tăng ở người trẻ tuổi bởi những áp lực trong cuộc sống, công việc và học tập.

Cho đến nay, cơ chế gây ra đau đầu căng thẳng vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng, song có một số yếu tố khởi phát tình trạng này như mất ngủ, thường xuyên stress, lo lắng, lo âu quá mức. Khi bị căng thẳng, một lượng hormone được giải phóng đưa cơ thể vào chế độ “chiến đấu”, thắt chặt các cơ, từ đó gây ra tình trạng nhức đầu.

Không chỉ đau đầu, công việc cuối năm dồn dập còn khiến những người làm việc thụ động cơ bắp có lượng acid lactic trong tế bào cơ tăng cao, lượng ion kali trong tế bào bị thoát ra bên ngoài dẫn đến tình trạng nhức mỏi chân tay, uể oải nhiều hơn.

Nhất là tình trạng đau vai gáy triền miên thường gia tăng trong giai đoạn cận Tết. Nếu ở những người làm công việc ngồi hoặc đứng lâu như kinh doanh, nhân viên văn phòng, tài xế, phi công, giáo viên, thợ may… có đặc tính đổ người về phía trước để nhìn sát vào màn hình máy tính, phải ngồi trong nhiều giờ liền, đứng lâu đánh máy và di chuyển chuột liên tục… thì người lao động chân tay hội tụ đủ các hành động bưng bê, mang vác vật nặng trên vai tạo áp lực lên lưng, vai cổ, làm cột sống bị trẹo sang một bên, gây nên tình trạng đau vùng cổ gáy và đau lưng.

“Đặc điểm của đau đầu loại căng thẳng là cơn đau thường ê ẩm, cảm giác bóp siết ở vùng đầu, đè ép thắt chặt, vị trí đau thường ở vùng da đầu, thái dương, vai gáy, thường đau cả 2 bên.

Cơn đau này không theo nhịp đập, không nôn ói, buồn nôn, không sợ ánh sáng hay tiếng động nhưng thường xảy ra hoặc đau tăng lên khi làm việc căng thẳng, gặp stress trong cuộc sống. Tính chất cơn đau ổn định và cường độ không dữ dội. Ngoài ra, người đau đầu loại căng thẳng cũng dễ bị mất ngủ, hay hồi hộp, lo lắng” - TS.BS Đinh Vinh Quang cho biết.

Để giảm tình trạng đau đầu, đau mỏi vai gáy, đủ sức chạy đua với hàng tá deadline cuối năm, bác sĩ Quang nhắn nhủ mỗi người có thể xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý bằng cách:

- Sắp xếp công việc hợp lý, liệt kê các công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên, tập trung để làm việc nào xong việc ấy.

- Xây dựng chế dộ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất chống ô xy hóa và các chất dinh dưỡng khác, duy trì cân nặng hợp lý.

- Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, dù bận rộn cũng đừng quên mỗi 2 - 3 tiếng nên đứng lên thư giãn khoảng 10 phút, thực hiện các động tác căng giãn vai, lưng đơn giản để phục hồi tinh thần, tránh đau mỏi do ngồi lâu một chỗ.

- Chú ý, tự điều chỉnh tư thế ngồi làm việc, đặc biệt khi phải ngồi từ 8-9giờ/ngày. Chân phải đặt sát sàn nhà, đùi song song với mặt đất, lưng cần có gối tựa. Khuỷu tay đặt trên một điểm tựa, không cách quá xa cơ thể. Vai thả lỏng, không cao vượt cầu vai.

-->> Nỗi niềm Tết của sinh viên: Về quê sum họp hay ở lại thành phố làm thêm?

Thúy Ngà  
Thất bại đã “cứu” đội tuyển Thái Lan
Người dân Hà Nội xuyên đêm mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam
Đêm nay cổ động viên Việt Nam không ngủ
Tài xế xe ôm: Mức xử phạt giao thông mới gây áp lực tài chính với gia đình
Các nước trên thế giới phạt lỗi vượt đèn đỏ như thế nào?
Giá đào tăng nhanh dịp cận Tết
Chiến binh giữa đời thực, hồi sinh hơn 100 'con sông chết'
Nông dân Hải Phòng vớt vát vụ quất Tết
Nhà khoa học tiên đoán gì về công nghệ của năm 2025?
Vì sao tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng Chạp?
Hà Nội bắn pháo hoa 5 điểm chào đón Tết Dương lịch 2025
Vì sao ngày 1 tháng 1 được chọn là ngày đầu tiên của năm mới?
Mời trai đẹp xông đất đầu năm
Làng nghề tăm hương 100 năm tuổi tại Hà Nội hối hả vào vụ Tết
Đỉnh Fansipan phủ băng trong ngày cuối năm 2024
Hàng ghế nào trên máy bay an toàn nhất?
Bắc Kạn chuyển trọng tâm Dân số - KHHGĐ sang Dân số và phát triển
 Người đàn ông 39 tuổi nhập viện cấp cứu do hành động dại dột
SGK Lịch sử 11 Cánh Diều: Cầu nối tri thức giữa quá khứ và hiện tại
Xem thêm