Thứ bảy, 27/04/2024 03:28
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 20/12/2022 11:30

Nỗi niềm Tết của sinh viên: Về quê sum họp hay ở lại thành phố làm thêm?

Tết Qúy Mão đang đến gần, nhiều sinh viên xa quê đứng trước băn khoăn về quê sum họp gia đình cuối năm hay ở lại thành phố làm thêm kiếm thu nhập.

Tết là dịp về quê để đoàn tụ gia đình. Với người xa quê điều đó lại càng có ý nghĩa nhưng với nhiều người trong đó có cả những sinh viên nghèo học tập xa thì quyết định về quê là cả những băn khoăn, đắn đo.

Bạn Trần Thị Nga, sinh viên năm 1 khoa Mầm Non trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) là một trong số những người không mấy mặn mà với cái tết năm nay khi em đã có quyết định cho mình về việc ở lại đón Tết nơi đất khách quê người.

320095390_2778206408982499_5228766563103645245_n

Nữ sinh Trần Thị Nga quyết định ở lại Huế làm thêm dịp Tết kiếm tiền trang trải học tập

“Quê em ở mãi tận huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), một vùng quê nông thôn miền biển. Mỗi lần về quê ăn Tết và vào lại trường là phải mất gần triệu bạc tiền tàu xe. Mà nhà em thì khó khăn lắm, mấy năm trước, mỗi lần về Tết, nhìn bố mẹ em chạy vạy lo cho em tiền tàu xe, rồi tiền ăn học… em không cầm lòng được. Nên năm nay em quyết định ở lại trường đón Tết”, Nga ngậm ngùi cho biết.

Nga tâm sự thêm, nghĩ đến cảnh tết khi mọi người được sum vầy bên người thân em cũng tủi thân, nhớ nhà lắm. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, muốn học tập để ra trường em đành nén lòng mình lại. Trong thời gian nghỉ Tết Nga dự định sẽ tìm một việc làm thích hợp để vừa có tiền tiêu Tết vừa để vơi đi nỗi nhớ nhà.

Nguyễn Thị Thanh Trúc (quê Nghệ An, Trường Đại học Du lịch Huế) chia sẻ tâm sự khi nhắc đến việc về Tết: “Với riêng em Tết Qúy Mão này rất đặc biệt. Trong năm nay nhà em đã trãi qua rất nhiều biến cố. Em đã mong chờ rất lâu để đến tết, được về nhà là nơi ấm áp nhất, bình yên nhất để xoa dịu nỗi đau mất mát trong năm qua. Em nghĩ những người con xa quê sẽ trân quý cái tết này hơn. Ai cũng mong muốn được về quây quần bên gia đình sau một năm vất vả”.

Nhưng không phải sinh viên nào cũng may mắn như Thanh Trúc, nhiều sinh viên tại Thừa Thiên Huế vì nhiều lý do khác nhau đang nghĩ đến phương án như Nga đã chọn. Với các bạn này dịp Tết tuy sẽ rất buồn khi không được sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè ở quê nhưng sẽ tiết kiệm được kha khá tiền tàu xe chưa kể số tiền đi làm thêm dịp Tết cũng giúp các em trang trải được ít nhiều cho những tháng ra Tết, đỡ được gánh nặng cho bố mẹ.

Nguyễn Hoài Bảo (quê ở Quảng Nam), đang học ngành luật kinh tế năm thứ hai trường Đại học Luật cho biết, em dự định 29 Tết mới rời Huế về quê nhưng 2 người bạn cùng lớp của Bảo quê ở Hà Tĩnh thì đã quyết định ở lại Huế ăn Tết thay vì lặn lội tàu xe hơn 300km để về quê.

“Ngày Tết các bạn dự kiến đi làm thêm ở các khách sạn. Với 10 giờ làm mỗi ngày các bạn sẽ được nhận tiền công cao hơn ngày thường tới 3 lần. Nhà các bạn nghèo, lại phải kiếm tiền học nên năm trước và năm nay các bạn ấy đều ở lại ăn Tết để làm thêm”, Bảo chia sẻ về câu chuyện của 2 bạn cùng phòng.

320590941_884862909210893_8013857332024981947_n

Nhiều sinh viên ngành Y do chương trình học phải ở lại trực Tết tại bệnh viện

Với sinh viên ngành Y việc về quê lại càng thêm phần gian nan. Ngoài câu chuyện hoàn cảnh gia đình, tiết kiệm chi tiêu nhiều bạn còn phải ngậm ngùi giấc mơ về quê ăn Tết do việc học và trực ngày Tết.

Bệnh viện Trường Đại Học Y dược Huế trong những ngày Tết ít nhất mỗi ngày có 20 sinh viên năm thứ 4 (ngành điều dưỡng) và năm thứ 5 (ngành bác sĩ đa khoa) trực tại các khoa, phòng của bệnh viện. Đó là chưa nói rất nhiều sinh viên khác do chương trình học tập nên cũng phải ở lại trực và chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Tung ương Huế. Điều này đã khiến kế hoạch về quê của nhiều sinh viên phải hủy bỏ.

“Dĩ nhiên không được ăn tết bên gia đình là chuyện buồn, nhưng do đặc thù của sinh viên ngành y nên tụi mình đành theo lịch nhà trường phân công. Đây là lần đầu mình trực tết, nhưng nghe mấy anh chị đi trước nói ăn tết ở bệnh viện cũng có những cái hay riêng” – Bảo Thái, sinh vên bác sĩ đa khoa quê ở Quảng Nam chia sẻ khi nói về việc ăn Tết.

Mong mỏi cùng gia đình đón tết, anh chị em sum vầy bên bố mẹ mấy ngày tết là nhu cầu tự nhiên và ước muốn bình dị của bất cứ con người nào. Thế nhưng do những hoàn cảnh cụ thể của từng người mà ước mơ ấy có phần xa xôi với nhiều người.

Những ngày cuối năm đang trôi qua, Tết đang cận kề, đâu đó đã rộn rã chuyện về quê ăn Tết khiến cho những người con xa quê lại lại xốn xang việc tìm về chốn xưa.

Nguyễn Hiền  
Cùng ngư dân Thanh Hóa thắp sáng đèn trên biển
Gần 1,500 vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng Cúp Nestlé MILO lần thứ VII
Vì sao công nghệ, máy móc ngày càng hiện đại nhưng con người lại bận rộn hơn?
5 lý do nên chọn du học nghề Đức tại Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội
89% khách đi buýt điện là người đi làm
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Tận mắt xem thợ thủy tinh làm chiếc cốc uống bia hơi huyền thoại
Khuyến cáo 10 biện pháp phòng chống cháy nổ gia đình dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
6 cách tẩy bay mọi vết bẩn trên nệm
Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với định danh số nhà
Hành trình đến Korea Global School của một học sinh Hà Nội
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
Acecook Việt Nam chung tay hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với dự án 'Thả lưới ước mơ'
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù”?
5 lưu ý phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện mùa nắng nóng
Hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Vụ 2 cháu bé đạp xe xuống Hà Nội tìm mẹ: Thông tin bất ngờ
2 cháu bé người Mông đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ: Không nhớ tên tuổi, quê quán
Chọc dịch não tủy phát hiện mắc viêm màng não do liên cầu lợn vì món 'khoái khẩu'
“Chữa lành” hay đu trend để 'rách nát' hơn?
Xem thêm