Thứ sáu, 22/11/2024 05:55     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 18/07/2024 15:40

Toyota khởi động dự án hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ 2024

Bằng việc cử chuyên gia đến các công ty cung ứng linh kiện - phụ tùng, Toyota muốn đồng hành, tìm ra các giải pháp nhằm cải tiến năng lực sản xuất, mở đường cho các nhà cung cấp thuần Việt tham gia vào mạng lưới cung ứng của nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.

Ngày 10/7 tại nhà máy Toyota ở tỉnh Vĩnh Phúc, Toyota Việt Nam cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công thương đã khởi động Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô. Đây là năm thứ năm liên tiếp Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và là năm thứ 3 chương trình này được triển khai tính từ năm 2022.

Lễ khởi động Chương trình hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ năm 2024

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác năm nay, Toyota Việt Nam sẽ đồng hành và hỗ trợ có chiều sâu cho 5 công ty trong ngành công nghiệp phụ trợ ô tô, gồm: Công ty Cổ phần công nghệ và thương mại SIGMA VIỆT NAM, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam (Intech), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoa An, Nhà máy Z131 và Công ty TNHH Công nghiệp Haast Việt Nam. Như kế hoạch đã triển khai, Toyota Việt Nam tập trung thúc đẩy các doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực dập, đúc, nhựa và cao su bằng cách cử chuyên gia đến những công ty này làm việc, tìm ra những vấn đề tồn tại, từ đó cùng doanh nghiệp đưa ra biện pháp khắc phục, kế hoạch cải tiến, hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.

Đại diện các doanh nghiệp đi thăm quan dây chuyền sản xuất của Toyota

“Buổi khảo sát của các chuyên gia Toyota và Cục Công nghiệp tại nhà máy của chúng tôi tại Hà Nam đã giúp chúng tôi có một số nhận thức và cách thức mới để áp dụng vào hoạt động của công ty”, ông Dương Nguyên Thành, CEO công ty Haast Việt Nam, cho biết. “Chúng tôi rất vinh dự là một trong 5 doanh nghiệp được lựa chọn, nhận sự hỗ trợ, tư vấn cải tiến từ Toyota Việt Nam”.

Đối với Toyota Việt Nam, việc đẩy mạnh nội địa hóa không đơn thuần là gia tăng số lượng nhà cung cấp thuần Việt, mà quan trọng hơn là nâng cao năng lực, chất lượng của nhà cung cấp. Đây là một trong những cách thức để giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường cho chính Toyota Việt Nam lẫn các công ty cung ứng linh, phụ kiện.

“Kể từ khi thành lập tại Việt Nam cách đây gần 30 năm, định hướng của Toyota luôn là mở rộng mạng lưới công ty cung ứng tại địa phương, nâng cao năng lực của họ”, ông Keisuke Tokunaga, Giám đốc Khối Chiến lược kinh doanh Toyota Việt Nam, cho biết. “Chúng tôi luôn nỗ lực theo sát định hướng của Chính phủ, không chỉ hướng tới mở rộng kinh doanh mà còn hỗ trợ các nhà cung cấp trong nước từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Chuyên gia của Toyota hỗ trợ cải tiến tại nhà cung cấp

Toyota hiện là một trong các hãng sản xuất, lắp ráp ô tô có số lượng nhà cung ứng linh kiện, phụ tùng thuần Việt nhiều nhất tại Việt Nam. Thương hiệu Nhật có nhiều hành động nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ ô tô trong nhiều năm qua. Một trong số đó là sự ra đời của bộ phận chuyên trách hỗ trợ các nhà cung cấp với phương châm cùng làm việc từ năm 2018.

Từ 2020 đến nay, công ty đã tổ chức các khóa đào tạo và hỗ trợ hơn 160 nhà cung cấp trong nước. Hiện số lượng công ty thuần Việt cung ứng linh kiện, phụ tùng cho Toyota Việt Nam là 13 trong tổng số 60 nhà cung ứng. Trên 1.000 sản phẩm nội địa hóa các loại đã được sản xuất và sử dụng trên những mẫu xe sản xuất trong nước của Toyota Việt Nam.

Dù đã hình thành hơn 30 năm, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam với mục tiêu của Chính phủ về phát triển sản xuất trong nước vẫn còn khá xa vời. Số lượng các công ty sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô còn ít ỏi và năng lực cạnh tranh hạn chế khiến ngành công nghiệp phụ trợ ô tô nói chung trở nên èo uột. Không chỉ thiếu về “lượng”, các công ty phụ trợ Việt còn hạn chế về “chất”.

Rất ít công ty thuần Việt có đủ năng lực sản xuất những linh kiện đạt chuẩn theo yêu cầu của các hãng xe. Những công ty đáp ứng được điều này đa phần là doanh nghiệp nước ngoài đặt nhà máy ở Việt Nam hoặc liên doanh với công ty trong nước. Tuy vậy, số lượng cũng không nhiều. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến tỷ lệ nội địa hóa linh kiện, phụ tùng ô tô trong nước ở mức thấp hơn nhiều so với các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Khi ngành công nghiệp phụ trợ ô tô còn nhiều hạn chế, sự xuất hiện của những “ông lớn” nắm vai trò dẫn dắt, thúc đẩy các công ty nội địa như cách Toyota Việt Nam đang thực hiện là tín hiệu đầy tích cực. Doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng có được sự đồng hành, hỗ trợ từ các hãng, cơ hội nâng cao năng lực, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng vì thế cũng lớn hơn.

Phạm Anh  
TV360 lọt top “Tiếp thị công nghệ web 3.0” tại giải thưởng quốc tế MMA Smarties Apac 2024
Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
Nagakawa giới thiệu giải pháp công nghệ số hóa xanh bền vững
Nagakawa chuyển đổi số cùng doanh nghiệp Việt với AN ERP
Cơ hội sở hữu xe BMW với ưu đãi kép hấp dẫn trong tháng 11
Vì sao chỉ hơn 2 năm từ khi chuyển sang thuần điện, VinFast đã là số 1 tại Việt Nam?
Chủ tịch Phạm Nhật Vượng tặng quà tết Ất Tỵ cho tất cả chủ xe VinFast
Ford Việt Nam triển khai dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí
VinFast chiếm thị phần số 1 Việt Nam
Hơn 7.600 xe Hyundai đến tay khách hàng trong tháng 10/2024
Tăng 50% lưu lượng, giá không đổi khi roaming tại Hàn Quốc và Trung Quốc
Tặng BIB giải chạy Viettel Marathon cho Thành viên NINE 5G
Quỹ Toyota Việt Nam bàn giao công trình nước sạch tại Hà Tĩnh
Nguyên nhân nào gây cháy xe điện, phòng ngừa làm sao?
Nâng băng thông Internet cáp quang Viettel lên 50%
Đi xe máy điện VinFast trải nghiệm công nghệ như ô tô cao cấp
“Đại tiệc sale” từ Ford mang cơ hội nhận xe Everest Platinum và hàng trăm chỉ vàng đến khách hàng
Bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Chuyển đổi số tạo “cú hích” để Thanh Hóa phát triển
3 triệu người dùng 5G sau 15 ngày ra mắt
Xem thêm