Thứ bảy, 18/05/2024 23:21
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 05/12/2019 15:45

Tình trạng mua bán trẻ em, người dân tộc diễn biến phức tạp

Các đối tượng buôn người thường lợi dụng sự khó khăn về kinh tế, sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác hoặc tục lệ cưới hỏi của đồng bào dân thiểu số để làm quen, giả vờ kết bạn, môi giới hôn nhân... để lừa nạn nhân.

Tại Việt Nam, qua điều tra hơn 1.000 vụ mua bán người, Bộ Công an đã xác định nạn nhân mua bán người thường tập trung ở những vùng nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân chỉ làm ruộng hoặc không có việc làm, gặp những chuyện éo le về gia đình, tình cảm, trình độ học vấn thấp.

Phân tích các hành vi, thủ đoạn của các đối tượng mua bán người, Thượng tá Lê Văn Nhãn - Phó Trưởng phòng Phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm mua bán người thuộc Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết, các đối tượng này thường lợi dụng sự khó khăn về kinh tế, sự nhẹ dạ cả tin, mất cảnh giác hoặc tục lệ cưới hỏi của đồng bào dân thiểu số để làm quen, giả vờ kết bạn, môi giới hôn nhân... để lừa nạn nhân bán ra nước ngoài. Đặc biệt, tình trạng mua bán trẻ em, nhất là học sinh các trường dân tộc nội trú diễn biến phức tạp.

Doi-tuong-buon-nguoi02

Nhóm đối tượng buôn người bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Ngoài ra, nhiều đối tượng nước ngoài vào Việt Nam câu kết với đối tượng cò mồi, môi giới đưa người Việt Nam ra nước ngoài lao động trái phép. Khi ra nước ngoài, chúng thu giữ giấy tờ tùy thân để cưỡng bức lao động, quỵt tiền lương hoặc báo cơ quan chức năng để trục xuất nạn nhân về nước.

Trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều hoạt động trợ giúp nạn nhân của nạn mua bán người. Cả nước có 425 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 195 cơ sở công lập và 230 cơ sở ngoài công lập. Từ năm 2013 đến tháng 6/2019, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận, hỗ trợ 2.961 nạn nhân, trong đó có 2.891 phụ nữ và 528 người dưới 18 tuổi…

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quy định cơ quan, tổ chức thực hiện việc trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ học văn hóa, học nghề cho nạn nhân cũng như về chế độ và thời gian hỗ trợ nạn nhân.

Theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), từ năm 2013-2019, Việt Nam có 3.476 người là nạn nhân của các vụ mua bán người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em (trên 90%), đa số là người dân tộc thiểu số.

PV  
  • Tin liên quan
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm