Thứ năm, 21/11/2024 13:29     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 25/05/2022 05:30

Tiệm giặt là hạnh phúc của những cô gái khiếm thính

Tiệm giặt là hạnh phúc ra đời giữa mùa dịch đã trở thành nơi giao lưu gặp gỡ, học tập kỹ năng giao tiếp cũng như tạo công ăn việc làm cho cộng đồng người khiếm thính.

Vỏn vẹn khoảng 10m2, tiệm giặt là Sáng nằm bên bờ sông Sét (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) của 3 cô gái Lương Kiều Thúy, Phạm Thúy và Thu Ngân được sắp xếp gọn gàng, xinh xắn. Đây được coi là một mô hình điểm trong cộng đồng những người khiếm thính Việt Nam trên hành trình hòa nhập cộng đồng.

z

Tiệm giặt là hạnh phúc của những cô gái khiếm thính

Người sáng lập ra mô hình này là chị Lương Kiều Thúy (31 tuổi). Chị Thúy bị khiếm thính từ năm 10 tuổi nên mọi sinh hoạt, giao tiếp, học tập của chị gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng không nản chí, chị Thúy cố gắng học hỏi, nuôi dưỡng ước mơ trở thành một nhà báo. Học xong lớp 12, chị Thúy đỗ vào trường Cao đẳng truyền hình nhưng sau khi hoàn thành chương trình học, chị nhận thấy nghề báo không phù hợp với mình và cộng đồng những người khiếm thính.

Từ bỏ mơ ước, chị học ngôn ngữ kí hiệu và tham gia các dự án xã hội dành cho người khiếm thính. Khi thực hiện dự án nghiên cứu về tình trạng việc làm của người điếc tại Hà Nội năm 2019, chị Lương Thúy nhận ra rằng, nghề nghiệp của người điếc hiện tại chỉ xoay quanh các công việc phổ thông, ít có tính sáng tạo.

z4

Những mẫu câu giao tiếp thông dụng luôn được treo ngay ngắn ở cửa tiệm.

Vốn là người năng động, nhanh nhạy và không chịu ngồi yên, chị Thúy luôn tìm cho mình cơ hội được học tập, được tham gia vào các hoạt động của người khuyết tật. Qua quá trình nghiên cứu học hỏi chị Thúy nhận thấy giặt là là một mô hình rất phù hợp cho người điếc hoặc khiếm thính.

Chị Thúy bắt đầu mở tiệm giặt là giữa mùa dịch Covid-19 với hai bàn tay trắng dù chị hiểu rất rõ những rào cản mà mình gặp phải như ngôn ngữ, sự tự ti... nhưng cũng từ đó “Tiệm giặt là của người điếc” đầu tiên tại Hà Nội ra đời vào tháng 12/2020.

Ban đầu cửa hàng cũng gặp nhiều khó khăn do việc giao tiếp với khách hàng còn hạn chế, thế nhưng sau một thời gian làm quen lượng khách ngày càng đông, doanh thu của tiệm giặt là cũng vì thế dần ổn định.

z1

Thu Ngân là thành viên nhỏ tuổi nhất của tiệm giặt là.

Là một trong 3 nhân viên của tiệm giặt là hạnh phúc, Thu Ngân năm nay mới 18 tuổi, vốn là người tự ti, ít giao tiếp xã hội nhưng từ ngày vào tiệm giặt là cô bé nhút nhát ngày nào đã vui vẻ tự tin hơn rất nhiều. Ngân chia sẻ cô yêu công việc của mình, mỗi ngày cô đều cố gắng để hoàn thành công việc tốt nhất, học thêm các kí hiệu để giao tiếp với khách hàng ngày một tốt hơn.

“Em rất may mắn khi có bố mẹ luôn bên cạnh yêu thương. Còn ở tiệm giặt là chúng em coi nhau như người thân, gia đình thứ hai của mình, các chị đều là người hiểu tâm lý của người điếc, có sự đồng cảm và luôn đối xử tốt với chúng em. Ở đây em có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng giúp em học hỏi được nhiều kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và tự tin hơn”, Thu Ngân chia sẻ.

z9

Thu Ngân luôn cố gắng hoàn thành công việc của mình một cách cẩn thận nhất.

z2

Các công cụ hỗ trợ cho việc giao tiếp cơ bản được dán ở cửa tiệm giúp khách hàng và nhân viên hiểu nhau hơn

z5

Châm ngôn của cửa tiệm là “Mọi khách hàng đều bình đẳng”, vì chúng tôi hướng tới sự bình đẳng qua công việc này cho nên sản phẩm và dịch vụ lúc nào cũng phải cẩn thận, tươm tất"

z6

Lượng khách tới cửa hàng ngày một nhiều nhờ sự cẩn thận, tinh thần trách nghiệm trong công việc của các cô gái nơi đây. Nhờ đó doanh thu cũng tăng lên hàng ngày, lợi nhuận của cửa hàng được sử dụng cho các lớp học kỹ năng sống cho những người cùng hoàn cảnh.

z8

Dù giai đoạn đầu cửa hàng gặp nhiều khó khăn trong cách giao tiếp với khách, thế nhưng nhờ vào những sự nỗ lực không ngừng của nhân viên, dần dần khách hiểu, biết và tìm đến với cửa hàng giặt là Sáng ngày một đông.

Để khắc phục khó khăn trong giao tiếp, các cô gái khéo léo nhắc nhau đẩy mạnh tương tác với khách hàng, tạo nguồn khách mới thông qua mạng xã hội.

“Doanh thu hàng ngày của quán đến bây giờ đã vào khoảng hơn 1 triệu đồng/ngày, có ngày đặc biệt đông khách doanh thu có thể lên tới hơn 2 triệu đồng/ngày”- chị Thúy vui vẻ cho biết.

Sau những thành công của tiệm giặt là Sáng - tiệm giặt là của người điếc đầu tiên tại Hà Nội, chị Thúy đã mở thêm một cơ sở mới ở ngõ 41 đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội). Tiệm giặt giờ đây không chỉ là cơ sở kinh doanh đơn thuần mà còn là địa điểm giao lưu gặp gỡ, học tập kỹ năng giao tiếp cũng như tạo công ăn việc làm cho cộng đồng người khiếm thính, giúp họ tự tin hơn, sống vui vẻ hơn mỗi ngày.

Đặc biệt, tiệm giặt người điếc còn giúp thay đổi định kiến của nhiều người trong xã hội về người khuyết tật. Đây chính là điều khiến chị Thúy và những nhân viên tại tiệm giặt là cảm thấy tự hào về công việc của mình.

Hải Phượng  
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Ra mắt sách giới thiệu BĐS Việt Nam với người nước ngoài, tặng toàn bộ tiền cho bệnh nhân ung thư
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 60 phút mỗi ngày
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Cứu sống người đàn ông 38 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu
Xem thêm