Chủ nhật, 19/05/2024 02:28
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 07/12/2022 19:00

Thường xuyên dùng tăm xỉa răng có tốt không?

Nhiều người thường dùng tăm xỉa răng sau khi ăn xong, thói quen này tưởng chừng như không có gì to tát nhưng vô hình chung ngấm ngầm gây hại cho sức khỏe của bạn.

Tại sao nhiều người hay bị dắt thức ăn?

Tình trạng răng bị nhét thức ăn sau khi ăn phần lớn là do chúng ta sử dụng lực nhai quá lớn hoặc do răng của chúng ta đang gặp phải các tình trạng khiến các kẻ răng bị rộng ra và thức ăn dễ nhét vào như sâu răng, răng mọc nghiêng lệch, răng trồi, răng thưa …

Khi bị dắt thức ăn sẽ gây cảm giác rất khó chịu, làm mất hứng lúc ăn, thậm chí đôi khi phải ngừng ăn để xỉa răng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên dùng tăm xỉa răng, bạn sẽ đối mặt với 4 vấn đề.

dung tam xia rang Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Dùng tăm xỉa răng dễ mắc bệnh về răng miệng

Ai cũng nghĩ loại tăm nhọn và mảnh sẽ không làm hại đến kẽ răng, nhưng so với kẽ răng thì tăm vẫn quá dày.

Do đó, việc lấy tăm xỉa răng thường xuyên sẽ gây tổn thương cho răng, tăm quá dày sẽ làm tổn thương vùng nướu.

Tăm xỉa răng gây mòn răng

Dùng tăm chọc vào giữa hai kẽ răng để loại bỏ các mảnh vụn thực phẩm sẽ gây ra sự mài mòn răng và dẫn đến chảy máu lợi. Việc xỉa răng bằng tăm này diễn ra liên tục trong thời gian dài có thể gây tổn hại cho toàn bộ các răng.

dung tam xia rang Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Tổn thương nướu và gây chảy máu nướu

Đầu tăm rất sắc nên nếu chẳng may chọc vào nướu đôi khi có thể chảy máu nhưng cặn thức ăn vẫn không được gắp ra ngoài, vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng chỉ nha khoa nếu muốn làm sạch các kẽ răng.

Thưa răng

Thường xuyên dùng tăm tác động ở cùng một vị trí trên răng trong thời gian dài sẽ tạo ra các lỗ hổng lớn giữa từng chân răng. Những khe răng gây mất thẩm mỹ, thức ăn dễ dàng mắc vào, ảnh hưởng vệ sinh răng miệng.

Tổn thương men răng

Nếu bạn dùng lực quá mạnh khi xỉa răng rất dễ làm men răng bị tổn thương, men răng bảo vệ ngà và tủy răng, nếu bị tổn thương rất khó sửa chữa, để lộ ngà răng mà không được bảo vệ, trở nên vô cùng nhạy cảm, dễ khiến răng bị đau nhức và yếu đi, thậm chí việc nhai nuốt thức ăn cũng trở nên khó khăn.

Tăng khả năng nhiễm vi khuẩn

Hầu hết các loại tăm đều được làm bằng gỗ, nhiều người khi sử dụng không để ý nhiều, không kiểm tra kỹ xem tăm có bị nấm mốc hay không đảm bảo chất lượng, sẽ khiến vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập trong quá trình sử dụng gây hại cho sức khỏe gây nhiễm trùng miệng.

Vậy nếu không dùng tăm xỉa răng, khi bị dắt thức ăn thì phải làm sao? Tất nhiên, chúng ta không thể để cặn thức ăn đọng lại trong các kẽ răng, lâu ngày vi khuẩn sẽ phát triển và gây ra bệnh nha chu.

Chúng ta phải giải quyết vấn đề răng miệng một cách dứt điểm. Ví như có sâu răng thì nên trám lại kịp thời, răng khôn đã mọc thì cần khám xem có cần nhổ hay không.

Nếu khoảng cách giữa các răng quá nhỏ, hãy sử dụng chỉ nha khoa được làm bằng sợi rất mảnh, sẽ không làm tổn thương nướu và dễ lấy ra hơn.

dung tam xia rang Giadinhonline (3)

Ảnh minh họa.

Thường xuyên hình thành thói quen tốt như đánh răng buổi sáng và buổi tối, súc miệng sau khi ăn, bỏ thói quen dùng tăm xỉa răng sớm và thay thế bằng chỉ nha khoa để tốt cho sức khỏe hơn.

-> Đổ mồ hôi đầm đìa ngay cả khi không vận động cảnh báo bệnh gì?

T. Linh  
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Xem thêm