Chủ nhật, 05/05/2024 19:46
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 11/08/2022 06:30

Thường xuyên để điện thoại trong túi quần có gây vô sinh không?

Nhiều người coi điện thoại di động là vật bất ly thân và thường xuyên có thói quen để điện thoại trong túi quần mà không biết rằng nó có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Trong xã hội phát triển, điện thoại di động như người bạn thân thiết, là vật bất ly thân của mọi người. Ngay cả khi không sử dụng, nhiều người vẫn giữ điện thoại bên cạnh hoặc đúc túi quần.

Tuy nhiên, đây cũng là chủ đề khiến nhiều người bàn tán và cho rằng, thói quen để điện thoại trong túi quần thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam lẫn nữ, tăng nguy cơ vô sinh. Vậy, thực hư thông tin này thế nào?

vo sinh gdvn

Để điện thoại trong túi quần là thói quen của rất nhiều người (Ảnh minh họa)

Chia sẻ về vấn đề này, ThS-BS. Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo, BV Phụ sản Trung ương cho biết, chưa có bằng chứng khoa học cho thấy sóng wifi, sóng điện thoại ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, sóng radar từ trường lớn cạnh những đơn vị quân sự có nguy cơ ảnh hưởng đến tinh trùng của người đàn ông thì đã có bằng chứng khoa học chứng minh.

Cùng quan điểm, TS Nguyễn Hoài Bắc - Trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy điện thoại gây ảnh hưởng đến cương dương cũng như chức năng hoạt động tình dục của nam giới nói chung. Tuy nhiên, người ta nhận thấy, điện thoại có ảnh hưởng nhiều đến sự di động, hình dạng của tinh trùng. Vì thế, việc tiếp xúc, phơi nhiễm nhiều với sóng điện thoại di động, sóng từ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhiều hơn là khả năng tình dục.

“Chúng ta cũng cần lưu ý đấy mới chỉ là những nghiên cứu mới làm ở trong phòng thí nghiệm, theo những điều kiện tiêu chuẩn. Còn trên thực tế, điện thoại có ảnh hưởng trên người, cụ thể là sức khoẻ tình dục của nam giới hay không thì chờ những nghiên cứu cụ thể quan sát trên cộng đồng”, bác sĩ Bắc cho hay.

Chia sẻ thêm về nguy hiểm từ việc “nghiện” điện thoại, ThS-BS. Phan Chí Thành nhấn mạnh: “Lối sống hiện nay khiến tôi phải cảnh báo mọi người là chúng ta không phải bị tổn thương bởi sóng điện thoại mà bị tổn thương bởi màn hình điện thoại. Bởi lẽ, tất cả chúng ta ăn điện thoại, ngủ điện thoại, sống điện thoại,... sẽ dẫn tới nhiều vấn đề xảy ra”.

Dien-thoai-anh-huong-den-suc-khoe-sinh-san-3

Sử dụng điện thoại như vật bất ly thân sẽ dẫn đến rối loạn nhịp sinh học (Ảnh minh họa)

Trao đổi cụ thể về việc này, bác sĩ Thành cho biết, việc sử dụng điện thoại như vật bất ly thân sẽ dẫn đến rối loạn nhịp sinh học.

"Đặc biệt khi vào ban đêm, chúng ta ngủ để điện thoại ở bên mình, chỉ cần 1 lần màn hình điện thoại bật sáng, ngay lập tức cả cơ thể phải chuyển động, khởi động sang 1 chế độ chuyển nhịp sinh học từ ngày sang đêm hoặc từ đêm sáng ngày. Nếu tình trạng này kéo dài trong 1 đêm, chuyển nhịp vài lần sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giấc ngủ”, bác sĩ Thành nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ BV Phụ sản Trung ương cũng cho rằng, việc “nghiện” điện thoại sẽ dẫn tới vợ chồng không nói chuyện với nhau, mà chỉ sử dụng điện thoại, tạo ra khoảng cách của hai người.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao nhất trên thế giới, trong đó 50% số ca mắc bệnh nằm ở độ tuổi dưới 30.

Đặc biệt, tỉ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 - 20% sau mỗi năm và chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng vô sinh. Tỉ lệ vô sinh do nam giới chiếm 40%, do nữ giới chiếm 40%, 10% do cả 2 vợ chồng và 10% không rõ nguyên nhân.

-->> Có hay không việc đạp xe nhiều gây vô sinh?

Thúy Ngà  
Phụ nữ sau tuổi 30 kiểm tra ngay 4 điều này để phòng ngừa bệnh tật
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Xem thêm