Thực hư thông tin lạm dụng Vitamin làm tăng nguy cơ ung thư
Thừa vitamin A dễ gây loãng xương, tổn thương gan, trong khi lạm dụng vitamin C sẽ gây triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy và rối loạn chức năng thận. Nhiều nghiên cứu cho thấy lạm dụng uống vitamin tăng nguy cơ ung thư.
Ông Tú 50 tuổi, gần đây cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, dù đã nghỉ ngơi cũng không đỡ, lâu lâu lại bị cảm lạnh.
Bạn thân ông Tú cho rằng do sức đề kháng kém nên ông cần bù đắp lại. Theo lời giới thiệu, ông Tú đã chọn một loại vitamin tổng hợp để bồi bổ cơ thể. Ông uống đúng liều lượng theo chỉ dẫn hơn 1 tuần nhưng thấy cơ thể không có nhiều thay đổi.
Ông Tú thiếu kiên nhẫn nên bắt đầu tăng liều lượng vitamin, từ 1 lên 8 viên mỗi ngày. 1 tuần sau đó, các triệu chứng trên cơ thể ông ngày càng nghiêm trọng hơn. Da, mắt và nước tiểu đều chuyển sang màu vàng. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện các chỉ số chức năng gan của ông bất thường nghiêm trọng đến mức suy gan.
Sau khi hỏi về tiền sử của ông, bác sĩ tin rằng ông Tú bị viêm gan do làm dụng vitamin.
Bổ sung quá nhiều vitamin có thể làm tăng nguy cơ ung thư
Vitamin là hợp chất hữu cơ phân tử nhỏ cần thiết cho cơ thể con người để duy trì các hoạt động sống bình thường, nhưng cơ thể không tự tổng hợp được hoặc lượng tổng hợp không đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy vitamin cần được bổ sung thông qua ăn uống bên ngoài.
Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ thông qua các thí nghiệm trên chuột đã phát hiện ra rằng việc bổ sung nicotinamide riboside (một dạng vitamin B3 trong cơ thể người) cho chuột sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư lên 27 %, thậm chí nhắm mục tiêu vào não làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư di căn lên não.
Ảnh minh họa.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Phúc Đán cũng phát hiện ra rằng việc bổ sung quá nhiều vitamin B9, còn được gọi là axit folic, có thể làm giảm tỷ lệ đột biến DNA và biến đổi biểu sinh.
Nghiên cứu liên quan đã được công bố trên tạp chí "Cell Discovery". Các nhà nghiên cứu đã chia những con chuột thành ba nhóm: liều thấp (0,3 mg/kg), liều kiểm soát (3 mg/kg) và liều cao (30 mg/kg). Qua phân tích, người ta thấy nguy cơ tỷ lệ đột biến DNA ở chuột ở nhóm dùng liều thấp tăng gấp 2 lần và ở nhóm dùng liều cao tăng 1,8 lần. Ngoài ra, mức độ methyl hóa của các gen sửa chữa DNA ở chuột trong nhóm dùng liều cao sẽ tăng lên đáng kể và quá trình methyl hóa sẽ ức chế biểu hiện gen và cuối cùng làm hỏng hoạt động sửa chữa DNA.
Vitamin là chất không thể thiếu đối với cơ thể, nhưng không có nghĩa là càng nhiều càng tốt, điều rất quan trọng là phải nắm đúng liều lượng, nhiều quá sẽ tăng nguy cơ ung thư.
Bổ sung quá nhiều vitamin gây ra những tác hại gì?
Vitamin A
Vitamin A có thể cải thiện quá trình trao đổi chất của các chất gây ung thư, tốt cho việc tăng phản ứng miễn dịch của cơ thể và khả năng chống lại các khối u. Thiếu vitamin A có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư như phổi, thực quản, dạ dày và bàng quang.
Tuy nhiên nếu bổ sung quá mức dễ khiến xương phát triển không bình thường, thậm chí loãng xương, một số người có thể gây tổn thương gan
Vitamin B
Bổ sung quá nhiều vitamin B1 có thể gây ra đánh trống ngực, khó thở, đau đầu và thậm chí sốc phản vệ; bổ sung quá nhiều vitamin B2 dễ gây ra các triệu chứng như bỏng rát, tê và ngứa; xuất hiện các bất thường nghiêm trọng về thần kinh cảm giác như trạng thái không ổn định.
Vitamin C
Lạm dung vitamin C dễ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, một số người bị rối loạn chức năng thận/gút cũng dễ bị sỏi thận.
Vitamin D
Vitamin D chủ yếu thu được khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể giúp điều chỉnh chức năng miễn dịch, sự phát triển và biệt hóa của da cũng như quá trình hấp thụ canxi và phốt pho của cơ thể tuy nhiên lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc, gây tăng canxi máu, sỏi thận và xơ cứng động mạch.
Ảnh minh họa.
Vitamin E
Vitamin E là chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể ngăn chặn quá trình tổng hợp hợp chất nitroso, duy trì sự ổn định của màng tế bào, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.
Lạm dụng vitamin E có thể dẫn đến rối loạn đông máu, tích tụ chất béo trong gan và giảm chức năng miễn dịch.
Sử dụng vitamin như thế nào cho tốt cho sức khỏe?
Chọn theo nhu cầu
Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, bệnh nhân kém hấp thu, người mắc bệnh đặc biệt không thể ăn uống điều độ, sinh hoạt thất thường có thể bổ sung vitamin một cách khoa học dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Những người bình thường không cần bổ sung vitamin, chúng ta có thể duy trì sự cân bằng của vitamin thông qua chế độ ăn uống cân bằng.
Không dùng quá liều
Bất kể là vitamin gì đều phải tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng khuyến cáo , không nên tăng giảm liều lượng một cách mù quáng, nếu không sẽ dễ dàng mang đến một số nguy cơ mất an toàn không cần thiết cho sức khỏe.
Vitamin rất quan trọng đối với sức khỏe nhưng nhiều hơn chưa chắc đã tốt hơn, chúng ta phải có thái độ đúng đắn về vấn đề này, không nên bổ sung vitamin hàng ngày một cách mù quáng.