Thứ ba, 21/05/2024 22:32
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 27/08/2021 07:33

Thử nghiệm dùng Molnupiravir điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại TP.HCM

Thuốc Molnupiravir sẽ được thử nghiệm có kiểm soát tại cộng đồng cho bệnh nhân COVID -19 nhẹ tại TP.HCM.

Hội đồng Đạo đức nghiên cứu y sinh học quốc gia, Bộ Y tế vừa giao cho Sở Y tế TP.HCM nhận thử nghiệm có kiểm soát tại cộng đồng cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ và trung bình tại địa phương này vào ngày 27/8.

thuoc2

Thuốc kháng virus Molnupiravir dạng viên, được cung cấp cho F0 tại cộng đồng lần này là loại 400 mg.

Theo nguồn tin, Hội đồng Đạo đức nghiên cứu y sinh học quốc gia của Bộ Y tế đã chấp thuận báo cáo đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2 của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir kết hợp trong điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và vừa tại bệnh viện, kết hơp chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát tại cộng đồng được thực hiện tại Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM.

Theo Hội đồng đạo đức, kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu về tính an toàn và hiệu quả trong thử nghiệm giai đoạn 3 và nghiên cứu diện rộng tại cộng đồng.

Hội đồng đạo đức đã đồng ý cho tiếp tục triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng 3 ngẫu nhiên, nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của loại thuốc này tại Bệnh viện Thống Nhất. Đồng thời mở rộng thêm thử nghiệm lâm sàng 3 của viên nang Molnupiravir kết hợp chăm sóc tiêu chuẩn so sánh với chăm sóc tiêu chuẩn đơn thuần với bệnh nhân COVID -19 tại Đại học Y Dược TPHCM, do GS TS Trần Diệp Tuấn và PGS. TS Đỗ Văn Dũng nghiên cứu.

Molnupiravir, một loại thuốc kháng virus, được Bộ Y tế đưa vào chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng (home-based care). Đây là sản phẩm được hãng dược phẩm Merck của Mỹ và Công ty Ridgeback của Đức nghiên cứu phát triển, nhằm điều trị COVID-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình, đang trong giai đoạn thử nghiệm 3 trên thế giới. Hiện viện nang Molnupiravir 400mg do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm Việt Nam sản xuất.

Molnupiravir được hoàn tất 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, đạt hiệu quả 100% đối với tất cả các bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ. Kết quả cho thấy, sau 5 ngày điều trị, tải lượng virus của các bệnh nhân tham gia thử nghiệm xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.

Tại Việt Nam, viên nang Molnupiravir 400mg do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm Việt Nam sản xuất và tài trợ cho Chính phủ hơn 2,3 triệu viên Molnupiravir sử dụng điều trị cho 116 nghìn bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng bắt đầu từ ngày 27/8.

Theo Bộ Y tế, kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus molnupiravir trong điều trị Covid-19 đã công bố tại một số quốc gia cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt và làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong. Vì thế, Bộ Y tế tiến hành cho thử nghiệm trước khi đi vào thí điểm điều trị tại cộng đồng.

Đông Hường  
7 loại trái cây màu vàng giàu vitamin B12 giúp điều chỉnh cholesterol
Quảng Ninh khám chữa bệnh cho hơn 500 người cao tuổi
Thoái hóa đốt sống cổ: Nỗi ám ảnh của dân văn phòng và người cao tuổi
Giảm cân quá đà, đẹp đâu chưa thấy nhưng phụ nữ đối mặt 5 nguy cơ sức khỏe
Căn bệnh khiến diễn viên Đức Tiến qua đời nguy hiểm như thế nào?
Món ăn ngon từ mướp đem lại vô vàn lợi ích sức khỏe
Bí quyết trường thọ của Từ Hi Thái hậu từ 3 thực phẩm bình dân
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Xem thêm