Thứ bảy, 23/11/2024 16:29     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 13/10/2022 09:35

Thổn thức “doanh nhân”

Năm 2013, hai tiếng “doanh nhân” lần đầu tiên được hiến định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, để doanh nhân Việt Nam có được vị thế như hôm nay là một cuộc hành trình đầy gian nan, thử thách.

24

Ngày doanh nhân Việt Nam năm nay được tổ chức trang trọng tại Hà Nội. VCCI đã tôn vinh 60 doanh nhân tiêu biểu toàn quốc. Ảnh: VGP

Tìm đọc lịch sử Việt Nam tự cổ chí kim, các trang viết về kinh doanh, về thành thị, về giao thương buôn bán, về thị dân rất mờ nhạt. Cho dù các câu tục ngữ “phi thương bất phú”, “có thực mới vực được đạo” được lưu truyền từ xa xưa nhưng nó chỉ dừng lại như một lời khuyên. Người Việt xưa thường trọng chữ, trọng danh hơn tiền bạc, vật chất. Những người làm nghề buôn bán thường bị xem là “con buôn”, “con phe”, nhiều người còn bị xem là “trọc phú”…

Điều này không chỉ do xuất phát điểm thấp của một quốc gia có truyền thống nông nghiệp, lại phải trải qua chiến tranh kéo dài mà còn là từ những “định kiến”, hạn chế của lịch sử.

Tư tưởng “trọng nông ức thương” kéo dài đã kìm hãm giao thương, buôn bán, không có cơ hội để lực lượng doanh nhân xuất hiện sớm tại nước ta.

Thậm chí trong văn học, kể cả văn học viết và văn học dân gian, những người làm nghề buôn bán luôn bị coi thường, bị xếp vào tuyến nhân vật… phản diện. Đó là “thằng bán tơ” trong truyện Kiều, là “mụ Lường” trong kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam.

Mặc dù vậy, những “vết gợn” đáng buồn ấy không làm mờ đi hình ảnh của doanh nhân Việt Nam, với vị thế là trụ cánh của nền kinh tế.

Đánh giá cao vai trò của doanh nhân, ngay sau khi nước nhà vừa giành độc lập, giới chức xã hội đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp là giới công thương (nay là giới doanh nhân). Ngày 13/10/1945, Người đã gửi thư cho giới công thương nhấn mạnh vai trò của họ trong công cuộc kiến thiết đất nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, nhiều nhà tư sản dân tộc đã có những đóng góp quan trọng đối với chính quyền cách mạng.

Đáng tiếc là chiến tranh kéo dài và những hạn chế lịch sử thời kỳ sau đó đã khiến cho hai chữ doanh nhân” được nhắc đến một cách dè dặt, ngay cả khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Trong một thời kỳ dài, mặc dù đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế nhưng vị thế doanh nhân ở nước ta vẫn chưa được nhìn nhận xứng đáng. Mãi đến năm 2004, khi thế giới đã nhắc đến WTO cả một thập kỷ, Việt Nam mới chính thức có ngày doanh nhân, ngày tôn vinh giới chủ, những người kinh doanh, buôn bán, tham gia vào các hoạt động thương mại.

Và, phải đến năm 2011, lần đầu tiên sau 81 năm lịch sử của Đảng, Bộ Chính trị có Nghị quyết về doanh nhân. Đó Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hai năm sau, vào năm 2013, lần đầu tiên hai tiếng Doanh nhân” được hiến định trong Hiến pháp. Cụ thể: Điều 51 Khoản 3 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh…”.

Trong lịch sử lập pháp của nước ta, đây cũng là lần đầu tiên các quy định về doanh nhân, về quyền đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nhân, của doanh nghiệp được hiến định.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, nguyên Chủ tịch VCCI, sự hồi sinh và phát triển của đội ngũ doanh nhân trong lòng dân tộc là một trong những thành quả quan trọng nhất của công cuộc đổi mới ở nước ta những năm qua. Có thể nói những người làm kinh doanh ở nước ta đã tìm lại được tên mình trong 2 chữ “Doanh nhân” ở thời đại mới.

Hiện nay Việt Nam đã có gần 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển và nâng cao về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc.

23

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao danh hiệu: "Doanh nhân tiêu biểu toàn quốc năm 2022" cho 10 doanh nhân. Ảnh: VGP

Đặc biệt, trong 2 năm đại dịch, vai trò của đội ngũ doanh nhân ngày càng trở nên quan trọng. Điều này đã được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận tại Lễ kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam và tôn vinh doanh nhân tiêu biểu toàn quốc năm 2022 do VCCI tổ chức tại Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đội ngũ doanh nhân nêu cao tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng đất nước, vượt qua khó khăn, tự lực, tự cường, hỗ trợ lẫn nhau, nỗ lực thích ứng linh hoạt để duy trì sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động và ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19, ủng hộ vật tư, trang thiết bị y tế, sinh phẩm... Nhiều doanh nhân cũng luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nhân đã và đang tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Cũng trong bài phát biểu tại Lễ tôn vinh doanh nhân năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiều lần nhắc đến vấn đề đạo đức, liêm chính, minh bạch, thượng tôn pháp luật trong kinh doanh của đội ngũ doanh nhân. Đây được xem là một trong những yếu tố góp phần nâng cao vai trò, vì thế của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong xã hội. Cùng với đó, Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Có thể nói, giờ đây, hai tiếng doanh nhân được xã hội gọi tên một cách đầy trân trọng. Doanh nhân Việt Nam đã gặt hái được những thành công trên hành trình định danh tên gọi cho mình. Doanh nhân Việt Nam đã và đang gánh vác một phần trách nhiệm lớn của đất nước và cùng đất nước đứng trước những thử thách của thời đại, xem việc phát triển kinh tế là nghĩa vụ, cũng là khát vọng của doanh nhân.

Quang Duy  
Chủ xe xăng đổi từ Yaris Cross sang VF 7 nhận ngay 50 triệu đồng quà tặng từ VinFast
Vì sao TH ra mắt dòng Thức uống Sữa trái cây MISTORI dành riêng cho trẻ em?
Eximbank ra mắt gói tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Lãnh đạo FGF nói về kế hoạch trở thành số 1 trên thị trường thuê xe
SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Prudential tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với “mắt thần” OCR thế hệ mới
Doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản thăng hạng lên vị trí 11 trong Top 100
SeABank ưu đãi lãi suất 0% khi vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
Bosch 10 năm liên tiếp đạt
Top 100 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam
Acecook được vinh danh với vị trí Top 5 ngành hàng FMCG - Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam: Món quà tình thân giá trị nhất cho mẹ cha an hưởng tuổi già
FLC Premier Parc đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện hạ tầng nội khu
Thị trường căn hộ Hà Nội: Từ 'sốc giá' đến cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới
Black Friday 2024 tại Viettel Store: Sale ngất ngây, mua sắm thả ga
TV360 lọt top “Tiếp thị công nghệ web 3.0” tại giải thưởng quốc tế MMA Smarties Apac 2024
MIK Group phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature
Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
BIDV hợp tác toàn diện VRG giai đoạn 2024 - 2029
Xem thêm