Thứ bảy, 23/11/2024 07:01     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 22/06/2024 06:00

Thói quen của nhiều người sau khi đánh răng gây hàng loạt bệnh tật

Sau khi đánh răng, nhiều người thường chỉ rửa sạch bàn chải và cất đến lần dùng tiếp theo. Tuy nhiên, các chuyên gia nhắc nhở việc để bàn chải ướt sau khi sử dụng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe.

Tiến sĩ Abdul Azizi, nha sĩ chính của Phòng khám Nha sĩ Tư nhân Harley (Hoa Kỳ) cho biết: "Việc làm khô bàn chải đánh răng sau khi sử dụng là rất quan trọng vì bàn chải đánh răng ướt tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.

Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng răng miệng, chẳng hạn như viêm nướu và viêm nha chu, đồng thời có thể khiến bạn tái nhiễm các mầm bệnh gây bệnh".

Ảnh minh họa

Tại sao cần lau khô bàn chải đánh răng sau mỗi lần sử dụng?

Bàn chải đánh răng ướt có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn

Tiến sĩ Azizi cảnh báo bàn chải đánh răng ướt sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Khi đó, độ ẩm kết hợp với các mảnh thức ăn thừa và kem đánh răng vẫn còn sót lại sẽ tạo ra môi trường sinh sản cho vi khuẩn, có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và các bệnh về răng miệng.

Theo 1 nghiên cứu của Đại học Manchester (Anh), trung bình 1 chiếc bàn chải đánh răng có chứa khoảng 10 triệu vi khuẩn, bao gồm cả tụ cầu khuẩn và E.coli. Hơn nữa, tại bất cứ thời điểm nào, có khoảng 100 - 200 loại vi khuẩn sinh sống trong miệng chúng ta. Vì vậy, việc rửa sạch và giữ khô bàn chải đánh răng sau khi sử dụng giúp giảm khả năng sinh trưởng của vi khuẩn.

Bàn chải đánh răng ướt có thể gây ra mùi khó chịu

Bàn chải đánh răng ướt có thể phát triển mùi và vị khó chịu theo thời gian do vi khuẩn phát triển.

Tiến sĩ Azizi cảnh báo: “Điều này có thể khiến trải nghiệm đánh răng của bạn trở nên khó chịu và có thể cản trở bạn duy trì vệ sinh răng miệng tốt”.

Lông bàn chải ướt liên tục yếu đi theo thời gian

Tiến sĩ Azizi cho biết: "Việc tiếp xúc liên tục với độ ẩm có thể làm suy yếu lông bàn chải đánh răng của bạn, khiến chúng kém hiệu quả hơn trong việc làm sạch răng.

Điều này có thể làm giảm hiệu quả tổng thể của thói quen đánh răng, dẫn đến vệ sinh răng miệng kém".

Bàn chải đánh răng ướt có thể dẫn đến tái nhiễm liên tục

Tiến sĩ Azizi cho biết: "Sử dụng bàn chải đánh răng ướt chứa vi khuẩn hoặc vi rút có thể khiến bạn tái nhiễm bệnh, đặc biệt là sau khi khỏi bệnh".

Nha sĩ cho biết thêm: "Nếu bàn chải đánh răng của bạn được cất gần những bàn chải đánh răng khác hoặc trong môi trường chung, các vi sinh vật gây hại có thể lây lan giữa các bàn chải, làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo".

Để giảm thiểu những rủi ro này, điều quan trọng là phải rửa kỹ bàn chải đánh răng sau mỗi lần sử dụng, giũ sạch nước thừa và bảo quản ở vị trí thẳng đứng ở khu vực thông gió tốt, nơi bàn chải có thể khô hoàn toàn trong không khí.

Ảnh minh họa

Chọn bàn chải sao cho đúng?

Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA) khuyến cáo nên dùng loại bàn chải có lông mềm, cán dài để có thể chạm đến các kẽ răng khó tiếp cận trong khoang miệng.

Một điều cần lưu ý trong cách chọn bàn chải đánh răng đó là hình dạng của bàn chải với 2 dạng phổ biến là dạng phẳng và dạng lồi lõm rãnh núi.

Đối với những loại có đỉnh phẳng, lông khó bị tưa và mọi người có thể đánh răng trên bề mặt rộng cùng một lúc. Tuy nhiên, loại này thường gặp khó khăn đi sâu vào các kẽ răng hơn.

Còn các loại có đỉnh hình rãnh núi thì có thể dễ dàng chạm tới các kẽ răng, giúp loại bỏ mảng bám giữa các răng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vì lông bàn chải khá dài nên sẽ khá nhanh hỏng.

Ngoài ra, đối với bàn chải truyền thống nên thay 3 đến 4 tháng/lần, sau khi khỏi bệnh và khi lông bàn chải đã mòn. Tuy nhiên, với bàn chải điện, tần suất thay đầu bàn chải là nhiều hơn và thời gian sử dụng là không quá 3 tháng. Nguyên nhân chủ yếu là lông bàn chải điện thường ngắn hơn so với bàn chải truyền thống. Điều này cũng có nghĩa là chúng cũng nhanh mòn hơn.

Dù với loại bàn chải nào thì nguyên tắc chung là cần thay mới khi lông bàn chải bắt đầu tưa và bung ra. Lông bàn chải bị tưa hoặc bung sẽ làm giảm khả năng loại bỏ mảng bám, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe răng miệng.

Phương Anh (Theo Huffpost)  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm