Thứ tư, 12/02/2025 02:40     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 09/07/2014 21:41

Thí sinh bối rối với đề 'lạ' của môn Sử

Nhiều thí sinh cho hay, đề thi môn Sử không bắt học thuộc nhưng thí sinh vẫn lúng túng. Cách ra đề môn này khiến nhiều học sinh bất ngờ.

Tại Hà Nội: Ghi nhận của phóng viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, quận Cầu Giấy, Hà Nội, thí sinh ra khỏi phòng thi với tậm trạng không vui.

Thí sinh Nguyễn Quỳnh Hoa, quê ở Phú Thọ, dự thi khối C, ngành Báo đa phương tiện, cho biết, đề thi năm nay bao gồm 4 câu, trong đó có 3 câu lịch sử trong nước và 1 câu lịch sử quốc tế. Đề thi không bắt thí sinh học theo phương pháp cũ là thuộc làu nhưng đòi hỏi sự hiểu biết bao quát vấn đề.

“Đối với em, đây là một dạng đề khá mới mẻ, em chưa được làm quen nhiều. Em thấy khó nhất ở câu hỏi số 1, bởi để làm được câu hỏi này, thí sinh cần hiểu rõ các sự kiện xảy ra trong suốt thế kỷ XX. Trong câu 1, em nêu lên 3 chiến thắng vinh quang của đất nước ta”.

thi-sinh-boi-roi-voi-de-la-cua-mon-su-giadinhonline.vn 1

Nhiều thí sinh thảo luận về bài thi sau khi kết thúc môn thi Sử

Phạm Văn Hải, quê ở Nam Định, dự thi ngành Báo in, cho hay, đề thi năm nay không đề cập đến vấn đề căng thẳng trên Biển Đông. Dù trước đó, có khá nhiều thí sinh ôn kỹ chủ đề này. Trong đề thi có 1 ý nhỏ của câu 4 cũng nhắc đến nội dung liên quan đến Biển đông.

“Đề thi chiếm 60-70% kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, còn lại là tư duy và lý luận của người học. Em gặp khó khăn ở câu 4, đề hỏi với nội dung: 'Từ những dữ liệu trong bảng, hãy xác định biến đổi to lớn ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực'. Câu hỏi này được thí sinh cho là khá 'lạ' vì chưa từng ôn qua”, Hải chia sẻ.

thi-sinh-boi-roi-voi-de-la-cua-mon-su-giadinhonline.vn 2

Đề thi môn Lịch sử

Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), thí sinh Nguyễn Thị Thảo, đăng ký thi Khoa Đông phương học, cho biết, câu số 1, với cách ra đề ẩn nội dung và thời gian, nên thí sinh phải vận dụng và liên kết nhiều kiến thức đã học để có thể làm được bài.

“Khi nhận được đề thi, phần lớn thí sinh trong phòng đều bất ngờ trước cách ra đề này. Vì trước đó chúng em chưa từng thấy dạng câu hỏi này trong đề thi các năm trước đây. Thầy cô giáo cũng chưa ôn luyện qua cho chúng em”, Thảo nói.

Tại TP.HCM, môn thi Sử khối C của kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ 2014 đợt 2 cũng vừa kết thúc. Bối rối vì đề thi lạ là tâm trạng của khá nhiều thí sinh lúc bước ra khỏi trường thi.

Tại trường ĐH Luật TP.HCM, điểm thi trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4), khá nhiều thí sinh tỏ ra khá vui vẻ với bài làm của mình. Tuy nhiên, nhiều thí sinh cũng cho biết, cách ra đề thi môn Sử năm nay thực sự khiến các thí sinh có đôi chút bất ngờ.

Đặc biệt là trong câu hỏi 1: “Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ XX?” và câu hỏi thứ 4. Đây đều là những câu hỏi có tính gợi mở, đòi hỏi thí sinh bên cạnh học bài cần phải có những kỹ năng liên kết, tổng hợp kiến thức.

thi-sinh-boi-roi-voi-de-la-cua-mon-su-giadinhonline.vn 3

"Ba ơi, hôm nay con làm bài tốt lắm”.

Thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Thúy (Bến Tre), dự thi ngành Luật Hành chính chia sẻ: “Đề thi nhìn chung không quá khó, trong phòng thi của em nhiều bạn chỉ cần 2/3 thời gian là đã làm xong bài. Tuy nhiên, nếu muốn đạt điểm cao thì không dễ, bởi đề thi đòi hỏi phải có kỹ năng tập hợp, chắt lọc thông tin thì mới làm tốt được. Với đề thi này, em nghĩ mình có thể đạt được khoảng 6, 7 điểm”.

Trong khi đó, thí sinh Trần Xuân Sang (Quảng Bình), dự thi ngành Luật Dân sự cho rằng, cách ra đề thi năm nay quá mới khiến nhiều bạn thí sinh sẽ bị “khớp” trong việc tìm ra hướng làm bài tốt nhất. “Trước giờ, tụi em chỉ được dạy môn Sử theo phương pháp truyền thống, nghĩa là học thuộc lòng, nên giờ gặp phải đề thi như thế này cũng có đôi chút bối rối. Với đề thi này, bọn em không phải quá tập chung vào việc nhớ những mốc thời gian, sự kiện vốn khô khan và khó nhớ mà chỉ cần có khả năng khái quát lại những kiến thức đã học. Đây quả thực là một đề thi hay”.

Nguồn: khampha.vn

Tags:
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
“Cha đẻ” Baby Three: Từ người bán cơm chiên đến doanh thu 7 tỷ đồng nhờ xé túi mù
Chùa cổ lịch sử hơn 600 năm tại Hà Tĩnh
Vì sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu?
Điều gì xảy ra khi phơi quần áo trong nhà?
Những địa điểm có thể xuất hiện băng giá, mưa tuyết cuối tuần này
Cách lạy Phật đúng nhất mang lại nhiều ơn ích khi đi lễ chùa
Báo chí truyền cảm hứng mạnh mẽ để nhân dân tự tin bước vào kỷ nguyên mới
Phiên chợ ném cà chua cầu may ở Thanh Hóa
Hy mọng mới của ngư dân nuôi trồng biển ở Quảng Ninh
Mùa xuân an yên sau những ngày giông bão
Người dân quay lại Thủ đô sau kỳ nghỉ Tết cần lưu ý gì để tránh ùn tắc?
Vì sao nhiều người sợ đi làm sau kỳ nghỉ dài?
Lì xì điện tử đang thay thế phong bao truyền thống
Hơn 200 người đến khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ ngày đầu Tết
Tết ấm tình người của người phụ nữ nghèo đánh rơi 1,5 triệu đồng khi đi chợ
Ném quýt tìm người yêu và muôn kiểu đón Tết độc đáo ở các nước châu Á
Năm lan tỏa yêu thương của Gia đình Việt Nam
Giá cây cảnh giảm 40% vẫn ế ẩm, lác đác người xem
Nhộn nhịp chợ Tết trên đảo Cô Tô
Xem thêm