Chủ nhật, 29/09/2024 22:41     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 07/07/2014 16:10

Thi đại học đợt 2 - 2014: học thuộc sẽ điểm thấp!

Thi đại học đợt 2 - 2014: học thuộc sẽ điểm thấp! Thi đại học đợt 2 là đợt thi có nhiều môn thi tự luận, do đó Bộ GD&ĐT vừa đưa ra những nhận định đặc biệt lưu ý về kì thi này.

Trong các ngày 9 - 10/7, các thí sinh sẽ tham dự đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, các Hội đồng thi cần quan tâm tới lịch thi của từng buổi thi. Vì đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ có nhiều môn, nên các Hội đồng thi phải quán triệt để cán bộ coi thi không bóc nhầm đề, giám thị phải làm đúng quy trình được hướng dẫn.

Mặt khác, do đợt 2 có nhiều môn xã hội, nên mọi năm thí sinh thường mang tài liệu vào quay cóp, vì vậy Bộ GD&ĐT yêu cầu giám thị phải thực thi nhiệm vụ thật nghiêm túc để đảm bảo trật tự phòng thi và tính công bằng.

thi-dai-hoc-dot-2-2014-hoc-thuoc-se-diem-thap-giadinhonline.vn 1

Đề thi năm nay mở, không bắt buộc học thuộc lòng như trước nên thí sinh mang tài liệu sẽ không giúp ích gì mà ngược lại sẽ còn bị đình chỉ thi.

Bộ GD&ĐT cũng lưu ý, dứt khoát thí sinh phải để điện thoại cá nhân ở nhà hoặc ngoài phòng thi. Nếu thí sinh vi phạm quy chế thi sẽ bị xử phạt rất nghiêm khắc.

PGS.TS Trịnh Đình Tùng (khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng xu hướng đổi mới đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ đã bộc lộ rất rõ ở các môn thi của đợt một theo xu hướng thí sinh muốn trúng tuyển ĐH không thể chỉ thuần túy học thuộc lòng. “Theo xu hướng này, đề thi lịch sử trong đợt hai tới đây cũng sẽ phải chạm đến việc giúp học sinh vận dụng kiến thức lịch sử vào đời sống, tránh nặng về kiến thức hàn lâm như lâu nay khiến các sự kiện lịch sử thuộc về quá khứ cứ bị đẩy xa so với thực tiễn” - ông Tùng nhấn mạnh.

Ông Tùng chia sẻ về vấn đề bỏ phần thi chung - riêng: “Thực tế việc bỏ đi phần tự chọn là quyết định đúng của Bộ GD-ĐT. Kinh nghiệm chấm thi ĐH bao năm qua của chúng tôi đã thấy rõ đề thi dù có phần tự chọn, nhưng cực kỳ hiếm hoi thí sinh chọn câu hỏi ở chương trình nâng cao”.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, với xu hướng ra đề hiện nay của Bộ GD-ĐT sẽ không còn “đất” cho việc học thuộc lòng nữa mà đòi hỏi thí sinh có tư duy và biết cách ứng dụng kiến thức của mình vào thực tế.

TS Phạm Tấn Hạ, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), suy đoán trong đợt hai đề thi các môn thi khối C cũng có thể sẽ theo hướng tăng các câu hỏi mở, đòi hỏi thí sinh phải biết vận dụng kiến thức để suy luận. “Theo tôi, với việc đổi mới cách ra đề của Bộ GD-ĐT, thí sinh không cần học thuộc lòng từng ý trong sách mà phải biết cách nắm bắt những ý trọng tâm để phân tích, đồng thời cũng cần chú ý đến các sự kiện thời sự, những hiện tượng xã hội... Một đề thi các môn khoa học xã hội bao giờ cũng đòi hỏi khả năng vận dụng kiến thức đã học của thí sinh để phân tích những sự kiện thực tế” - ông Hạ nói.

Trong khi đó thầy Trần Hinh - khoa văn học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội) - khẳng định với môn văn, sự khác biệt rõ nhất ở chương trình nâng cao là có số lượng nhiều hơn chương trình chuẩn 5-6 bài, “trùm” lên nội dung chương trình chuẩn. Do đó khi không còn câu hỏi tự chọn, thí sinh có thể tự khoanh vùng vào các bài học thuộc chương trình chuẩn. Thầy Hinh cũng cho rằng khi đề thi tốt nghiệp THPT đã được cấu trúc lại chỉ còn hai câu đọc hiểu và làm văn thì thí sinh thi ĐH cũng cần lưu tâm đến sự chuyển đổi này trong đề thi khối C, D sắp tới.

Hà Trang (tổng hợp)


Tags:
Huy động lực lượng tìm kiếm 3 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất tại Hà Giang
Cô giáo miền xuôi 17 năm 'cõng chữ' lên non cao Xím Vàng
 Nghiên cứu sinh Harvard ăn 24 quả trứng mỗi ngày, gây kinh ngạc sau 1 tháng
Vượt hàng trăm cây số mang yêu thương đến với học sinh Xím Vàng
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với hiện tượng sạt trượt đất đá tại Cẩm Phả - Quảng Ninh
Cứu sống người đàn ông 50 tuổi bị thủng dạ dày
Người bệnh ghép tim xuyên Việt được ra viện về với gia đình
Tìm thấy 3 cháu bé mất tích tại Kim Sơn - Ninh Bình, bất ngờ về nơi các cháu ở
Học hết cấp 2 vẫn làm bác sĩ phẫu thuật suốt 20 năm
Vinmec phẫu thuật thành công cho bệnh nhân mắc chứng động kinh, dị dạng mạch não hiếm gặp
Người sắp hấp hối thường tiếc nuối điều gì?
Vụ 3 cháu bé mất tích bí ẩn tại Kim Sơn - Ninh Bình: Huy động mọi lực lượng để tìm kiếm
Nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định đời sống tại các vùng bão lũ
Hàng ngàn gia đình tại Thanh Hóa bị ngập lụt
Tin mới nhất về 3 cháu bé mất tích bí ẩn tại Kim Sơn - Ninh Bình
Công bố giải thưởng Human Act Prize 2024, chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'
VinUni trở thành đại học trẻ nhất, tốc độ nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp, báo động II trên sông Mã tại 3 huyện
Nỗ lực hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng ngập mặn Cà Mau của Vinamilk
Những chuyến xe chở đầy dinh dưỡng yêu thương hỗ trợ người dân vùng lũ
Xem thêm