Thứ bảy, 20/04/2024 15:07
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 25/07/2021 19:07

Thêm 3.552 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày 7.531 ca

Tối 25/7 Bộ Y tế cho biết có thêm 3.552 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh có 2.227 ca. Tổng số ca mắc trong ngày hôm nay là 7.531 ca, 1.755 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Thông tin các ca mắc mới

- Tính từ 6h đến 19h ngày 25/7 có 3.552 ca mắc mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (2.227), Bình Dương (368), Tây Ninh (186), Bà Rịa - Vũng Tàu (126), Đồng Nai (119), Phú Yên (95), Khánh Hòa (90), Đồng Tháp (90), Bình Thuận (78), Cần Thơ (38), Bình Phước (20), Đắk Lắk (14), Bến Tre (12);

Quảng Nam (11), Vĩnh Phúc (11), Trà Vinh (10), Kiên Giang (8 ), Ninh Thuận (7), Hậu Giang (7), Bình Định (6), Gia Lai (6), Hà Nội (4), Quảng Ngãi (4), Bạc Liêu (3), Nghệ An (3), Thừa Thiên Huế (2), Đắk Nông (2), Bắc Ninh (2), Lâm Đồng (1), Hà Nam (1), Thanh Hoá (1) trong đó có 594 ca trong cộng đồng.

- Trong ngày 25/7 có 7.531 ca mắc mới, trong đó 06 ca nhập cảnh và 7.525 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4555), Bình Dương (1249), Tây Ninh (313), Đồng Nai (253), Tiền Giang (218), Khánh Hoà (172), Bà Rịa - Vũng Tàu (126), Phú Yên (109), Đồng Tháp (90), Bình Thuận (78);

Cần Thơ (56), Vĩnh Long (50), Bến Tre (45), Trà Vinh (27), Bình Phước (26), Kiên Giang (25), Đà Nẵng (16), Hà Nội (15), Đắk Lắk (14), Quảng Nam (11), Vĩnh Phúc (11), Hậu Giang (10), Sóc Trăng (9), Ninh Thuận (7), Bắc Ninh (6), Bình Định (6), Gia Lai (6), Đắk Nông (4), Nghệ An (4), Quảng Ngãi (4), Bạc Liêu (3), An Giang (2), Thừa Thiên Huế (2), Lâm Đồng (1), Hà Nam (1), Thanh Hoá (1) trong đó có 1.516 ca trong cộng đồng.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Tính đến chiều ngày 25/7, Việt Nam có tổng 98.465 ca mắc, trong đó có 2.178 ca nhập cảnh và 96.287 ca mắc trong nước.

- Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 94.717 ca, trong đó có 16.564 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 08/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

- Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Nam Định, Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình.

so ca mac tai viet nam

Ảnh minh họa.

Đường dây nóng tố cáo thủ đoạn lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để lừa đảo

Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian qua, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trên địa bàn cả nước đã xảy ra một số vụ đối tượng giả mạo các tổ chức y tế để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đáng chú ý, các cuộc tấn công lừa đảo này đều sử dụng các kỹ thuật cũ nhưng lợi dụng các nội dung, thông tin theo cách mới nhằm làm cho người dân mất cảnh giác và dễ dàng mắc bẫy.

Kẻ xấu đã giả mạo danh là nhân viên y tế của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), hay của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gửi thư điện tử cho nạn nhân với tập tin đính kèm, hoặc các liên kết dẫn đến các nội dung về cập nhật tình hình lây nhiễm của COVID-19.

Hơn thế nữa, biết người dân có tâm lý hoang mang, lo sợ lây nhiễm COVID-19, các đối tượng đã sử dụng mạng xã hội và các diễn đàn trực tuyến để quảng bá các sản phẩm mạo nhận có khả năng phòng ngừa virút như vắc-xin để lừa nạn nhân hoặc tuyên truyền các phương thuốc chưa từng được kiểm chứng.

Nguy hiểm hơn, kẻ xấu còn giả làm bác sĩ hoặc nhân viên bệnh viện mạo nhận là chúng đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân khỏi COVID-19 và yêu cầu nạn nhân thanh toán phí cho quá trình điều trị đó.

Các đối tượng lừa đảo còn lập nên các website bán hàng trực tuyến vật tư y tế như khẩu trang y tế và nước rửa tay. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của người mua hàng, đối tượng lừa đảo ngắt liên lạc và không giao hàng như đã thỏa thuận.

Khi mở các tập tin đính kèm hay nhấp vào các liên kết, máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc hoặc có thể bị lộ lọt thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng được lưu trữ trực tuyến sẽ đánh cắp.

Trước những thủ đoạn và chiêu trò lừa đảo trên, Công an TP. Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:

1. Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo.

2. Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053.
3. Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

Bên cạnh những nỗ lực của cơ quan chức năng, người dân cũng cần tự nâng cao cảnh giác, đề phòng cao độ để tự bảo vệ mình và người thân trước những nguy cơ lừa đảo.

T. Linh  
2 cháu bé người Mông đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ: Không nhớ tên tuổi, quê quán
Chọc dịch não tủy phát hiện mắc viêm màng não do liên cầu lợn vì món 'khoái khẩu'
Teo thận nhiều năm, bất ngờ vào viện phát hiện nang thận 'siêu to'
Điểm tham quan Hà Nội đông kín người trong ngày nghỉ lễ 10/3
“Chữa lành” hay đu trend để 'rách nát' hơn?
GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn
Trang Đời sống & Pháp luật đổi tên miền
Bùng nổ “vũ điệu Yoga” dẫn lối vẻ đẹp Việt
Nguyễn Khắc Hưng: Từ trẻ tự kỷ nặng thành Kỷ lục gia thế giới
VCCA giới thiệu triển lãm định dạng Digital các kiệt tác của trường phái lập thể
Nghề lạ thu nhập 1,8 tỷ đồng/năm, nhiều người giỏi nhưng ít kẻ dám làm
Xe vận chuyển chất thải tại Hà Nội phải có camera hành trình, GPS
Chăm sóc SKSSS/KHHGĐ cho người dân vùng đông dân cư ở Quảng Bình
Nestlé MILO tiếp tục đồng hành cùng Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024
Sự kiện Hula Summer tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5/2024
Khánh thành tượng đài Lê-nin tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 vinh danh 5 hạng mục, nhận hồ sơ từ ngày 16/4
Tăng gấp đôi chuyến bay dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Hà Nội thí điểm 7 điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt
'Rước họa vào thân' vì thói quen để 4 đồ vật này đầu giường
Xem thêm