Thứ bảy, 16/11/2024 18:39     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 04/06/2024 06:00

Tháng nghỉ hè của con

Đối với các em nhỏ, nghỉ hè là thời gian được mong chờ nhất trong năm, nhưng đối với nhiều phụ huynh lại là chuỗi ngày đầy lo lắng, 1 tháng nghỉ hè của con dài như 1 năm.

Ngược lại với sự háo hức, mong đợi của con trẻ, kỳ nghỉ hè lại là nỗi lo của không ít gia đình có con ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, đặc biệt là các gia đình ở thành phố vì không biết gửi con ở đâu, làm thế nào để con có một mùa hè bổ ích trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm hàng ngày.

Trước khi kỳ nghỉ hè của các con bắt đầu, từ giữa tháng 5, vợ chồng chị Phương Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) đã phải dành thời gian lên mạng tìm các khóa học hè cho 2 con, một bé học lớp 2 và một bé 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1.

Chị đã tới trung tâm văn hóa gần nhà và một vài trường tiểu học hỏi về các chương trình học hè để mong có chỗ gửi con. Thế nhưng đa phần các lớp mà chị tìm thấy lại không đảm bảo về mặt thời gian theo yêu cầu của gia đình, còn những lớp dạy kỹ năng sống bán trú như học kỳ quân đội, các lớp tu ở chùa, trải nghiệm bán trú hè... chi phí lại quá đắt so với thu nhập của 2 vợ chồng.

Chị Thanh bộc bạch: “Các chương trình trên cũng chỉ hoạt động trong khoảng 2 tiếng, học vẽ, bơi hoặc các môn ngoại khóa khác và bố mẹ vẫn phải đưa đi đón về. Trong những khoảng thời gian trùng vào thời gian đi làm của bố mẹ cũng rất khó. Các phương tiện công cộng nhiều nhưng không an toàn tuyệt đối cho con.

Vậy nên, khi kỳ nghỉ hè của các con vừa bắt đầu, vợ chồng chị đành phải đưa cả 2 con về quê gửi ông bà nội ở Nam Định chăm sóc.

Dù biết ông bà đã lớn tuổi, lại phải chăm sóc cháu nhỏ sẽ rất mệt mỏi, nhưng với gia đình chị, đây là giải pháp duy nhất gửi con trong dịp hè này để đảm bảo an toàn vì các con còn quá nhỏ, không thể để ở nhà một mình cả ngày trong khi bố mẹ đi làm.

“Đúng là rất bí vì nhà không có người đưa đón các cháu mà cũng không có người chăm các cháu, bố mẹ vẫn phải đi làm từ sáng đến tối. Vì vậy chúng tôi dù rất nhớ con nhưng đành phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc, 1 tháng xa con dài như 1 năm”, chị Thanh nói.

tre nghi he

Nghỉ hè là khoảng thời gian được rất nhiều trẻ em mong đợi để được nghỉ ngơi, vui chơi nhưng cũng là những ngày cha mẹ lo lắng

Cùng cảnh ngộ, vợ chồng chị Lê Thủy (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng đang "đau đầu", suy tính phương án trông con dịp hè, bởi cả 2 con của chị (7 tuổi và 10 tuổi) đều có thời gian nghỉ hè kéo dài hơn 1 tháng.

Chị Thủy cho rằng, không chỉ gia đình chị mà phần lớn vợ chồng trẻ lập nghiệp ở thành phố không sống gần ông bà, đều rất vất vả trong chuyện tìm người trông con dịp hè.

"Trung bình chi phí thuê một người đến nhà giúp việc, hỗ trợ chăm trẻ khoảng 8 triệu đồng/tháng, vậy nên mức lương công chức, viên chức ở Hà Nội khó lòng chi trả.

Gửi con ở các nhóm trẻ tự phát lại sợ không an toàn, còn gửi con về quê lại sợ ông bà áp lực, nên đây là chuyện không chỉ riêng tôi mà nhiều bậc cha mẹ phải suy tính rất nhiều", chị Thủy tâm sự.

Chị Thủy cũng nói thêm, việc nhờ ông bà từ quê lên Hà Nội để trông cháu trong thời gian dài, với gia đình chị cũng là điều không thể, bởi ở quê, ông bà còn phải lo các công việc trồng trọt, chăn nuôi.

“Hiện tại, vợ chồng tôi đang thay phiên nhau xin nghỉ làm để ở nhà trông con, tuy nhiên tình trạng này chắc chắn không thể kéo dài được lâu. Nếu bí quá, có lẽ sẽ cho con lên cơ quan cùng bố mẹ để vừa làm việc, vừa trông con”, chị Thủy thở dài nói.

Gia đình anh Nguyễn Xuân Mạnh (Đống Đa, Hà Nội) cũng không khá khẩm hơn khi hai vợ chồng “đứng ngồi không yên” với câu chuyện tìm nơi trông con vào dịp hè.

Không thể để hai con đang độ tuổi tiểu học ở nhà một mình vì lo ngại nguy cơ điện giật, mải chơi quên khóa cửa, trong khi điều kiện hai bên gia đình không phù hợp để gửi con về quê nên sau nhiều ngày tính toán, vợ chồng anh Mạnh quyết định gửi con vào một trường tư thục, với tổng chi phí 13,2 triệu đồng cho 8 tuần.

“Dù biết tốn thêm một khoản không nhỏ cho con đến lớp học hè nhưng đành phải chịu chứ không còn cách nào khác. Ở đó con vừa học thêm ôn lại kiến thức, vừa được gặp gỡ nhiều bạn và đặc biệt có thầy cô quản lý, hạn chế “dán” mắt vào màn hình ti vi”, anh Mạnh nói.

Nói về những kỳ nghỉ hè cho trẻ, nhiều chuyên gia tâm lý giáo dục cho rằng, trẻ em ở Việt Nam đang không có tuổi thơ vì các con luôn phải đi học và đến hè cũng phải đi học.

Nếu như phụ huynh cố gắng nhồi nhét kiến thức, hoặc nhốt con trong bốn bức tường để bảo đảm an toàn thì đều không tốt cho sức khỏe và tâm lý của trẻ. Thế nhưng, mặc dù phụ huynh không muốn, trẻ không hào hứng, nhưng cuối cùng học thêm các môn năng khiếu trong dịp hè đối với trẻ tiểu học, trung học cơ sở và tiếp tục đi học với trẻ mẫu giáo vẫn là giải pháp mà đa số phụ huynh buộc phải lựa chọn để có thể yên tâm đi làm.

-->> 6 cách thoát thân cha mẹ phải dạy trẻ phòng khi bị bỏ quên trên xe ô tô

Thúy Ngà  
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính
Vì sao bố mẹ Phần Lan dạy trẻ khoe thất bại?
Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn 'ăn bám' cha mẹ?
Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?
Có nên dạy con làm việc nhà, mấy tuổi là phù hợp?
Nỗi khổ người giàu khi dạy con
Gia đình có em bé thứ 2, con lớn ngủ với ai là tốt nhất?
Biết 3 điều này cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ khóc
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ bố hay mẹ?
Bí quyết dạy con của gia đình Thụy Điển
3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn
Cha mẹ thường cấm con nghịch nước nhưng không hay biết 5 điều bất ngờ
Xem thêm