Thứ ba, 29/04/2025 11:33     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 07/08/2024 09:44

Tháng cô hồn năm 2024 bắt đầu từ ngày nào?

Tháng 7 được gọi là “ tháng cô hồn" bởi nó mang đến nhiều vận xui. Trong tháng này người dân thường tổ chức các nghi thức cúng bái để xua đi xui xẻo.

Tháng cô hồn năm 2024 bắt đầu từ ngày nào?

Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch hằng năm, bắt đầu từ ngày 1/7 âm lịch đến hết ngày 29/7 âm lịch.

Tháng cô hồn năm 2024 bắt đầu từ ngày 04/08/2024 dương lịch đến 02/09/2024 dương lịch.

Ảnh minh họa

Tháng cô hồn năm 2024 tại một số quốc gia

Phong tục trong tháng cô hồn năm 2024 không chỉ có tại Việt Nam mà ở những quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia... cũng có nhiều hoạt động khác nhau.

Tháng cô hồn tại Trung Quốc

Tháng cô hồn tại Trung Quốc có nhiều hoạt động như cúng lễ, đốt tiền vàng cho người đã khuất. Theo truyền thuyết của nước này, ngày 15/7 âm lịch là ngày quan trọng nhất bởi đây là ngày cổng địa ngục mở, các hồn ma sẽ lên dương thế để kiếm cơm và vui chơi. Chính vì vậy, họ chuẩn bị mâm cơm cúng, chuẩn bị tiền, quần áo bằng vàng mã để đốt cho các vong linh cũng như những người thân đã khuất.

Thông quan hoạt động này, người Trung Quốc muốn duy trì phúc đức tổ tiên cũng như mong được phù hộ độ trì. Đồng thời, đây cũng là hoạt động xoa dịu các vong hồn khác để không bị quấy nhiễu.

Bên cạnh đó, hoạt động trong tháng cô hồn ở Trung Quốc không thể thiếu việc đi xem kịch ngoài trời. Các vở kịch phải có nội dung ca ngợi thần linh cũng như đem đến niềm vui cho những hồn ma. Vào những ngày cuối cùng của Tháng cô hồn, người Trung Quốc thường sẽ thả đèn lồng xuống các con sống như một cách để giúp các hồn ma về cõi âm.

Trong tháng cô hồn này, người Trung Quốc cũng có nhiều điều kiêng kỵ như không ra ngoài vào ban đềm, không hát hay huýt sáo...

Tháng cô hồn tại Nhật Bản

Tháng cô hồn ở Nhật Bản không tính theo âm lịch mà tính theo lịch dương. Theo quan niệm của người nhận Bản theo Phật giáp thì ngày Obon diễn ra trong 3 ngày của tháng 8 dương lịch hằng năm (thường sẽ là từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Tám) sẽ là ngày tổ tiên trở lại trần thế để thăm người thân của họ.

Đây cũng được xem là lễ Vu lan của người Nhật. Trong ngày đầu, người Nhật sẽ đến thăm và trang trí lại các ngôi mộ của người thân với những loại trái cây, bánh và lồng đèn. Ngày thứ 2, họ sửa soạn bàn thờ ở nhà, đặt những vật tưởng niệm về tổ tiên. Người Nhật sẽ cúng những món ăn chay trong ngày này. Ngoài ra, việc tỉa những con vật làm từ dưa chuột hay cà tím cũng được sử dụng để đặt trên bàn thờ, tượng trưng cho việc đón rước linh hồn.

Ảnh minh họa

Tháng 7 cô hồn tại Singapore

Tháng 7 cô hồn tại Singapore cũng diễn ra các hoạt động thắp hương cúng tổ tiên và đốt vàng mã cho người đã khuất. Cũng như người Trung Quốc, họ xem những buổi diễn kịch được tổ chức ở sân khấu ngoài trời. Những hàng ghế đầu thường sẽ để trống cho các hồn ma.

Trong ngày này, người Singapore cũng tránh một số hoạt động như chuyển nhà hay văn phòng vì cho rằng việc làm này sẽ khiến các linh hồn đang trú ngụ nổi giận. Họ cũng tránh giết sâu bộ hay mặc áo đỏ vì cho rằng ma quỷ sẽ bám theo.

Tháng cô hồn tại Malaysia

Tháng cô hồn tại Malaysia có hoạt động gần giống với người Trung Quốc như dâng cúng các vật phẩm, đốt vàng mã cho tổ tiên, thả đèn tiễn vong linh... Họ thường để các vật cũng lê bên đường vì cho rằng điều này có thể giúp những hồn ma vất vưởng lấy đồ.

Trong những ngày tháng cô hồn, các tín đồ đạo Phật cũng đến những ngôi đền ở Malaysia để cầu nguyện cũng như cầu bình an, bảo hộ cho người dân.

Tháng cô hồn tại Thái Lan

Tháng cô hồn tại Thái Lan thường tổ chức trong 3 ngày của tháng 6 hàng năm. Ở đây, người Thái có một lễ hội gọi là Ma xó hay còn gọi là Phi Ta Khon. Lễ hội này được tổ chưc tại huyện Dan Sai ở tỉnh Loei, vốn để tôn vinh sự trở lại của Phật - Hoàng tử Vessandorn sau khi ông rời khỏi ngôi làng của mình để bắt đầu một hành trình dài.

Theo quan niệm của những người dân địa phương, do việc mững lễ hội quá lớn nên đã đánh thức các hồn ma. Do vậy những người tham gia lễ hội cần mặc trang phục như ma quỷ và đeo mặt nạ. Ngoài ra, họ còn múa và biểu diễn nhiều động tác chiến đấu với các hồn ma. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc thu hút khách du lịch đến địa phương.

T. Linh (T/H)  
Người dân Nghệ An mong muốn đặt tên xã mới theo địa danh lịch sử, văn hóa
Nữ doanh nhân 9X gây xúc động với video tri ân Đất nước nhân dịp 30/4
49 xã, phường tại Thanh Hóa bỏ đặt tên gắn số
Hơn 150.000 người bỏ tiền để được làm 'người vô gia cư'
Cải cách hành chính tỉnh Nghệ An: Sở nào đứng đầu, địa phương nào đội sổ?
Nhiều địa phương Thanh Hóa họp khẩn, bỏ tên xã đặt theo số thứ tự
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Phát hiện hơn 2 tạ giò me Nghệ An giả tại một cơ sở sản xuất
Đầu bếp Nhà Trắng tiết lộ chế độ ăn đặc biệt của Tổng thống Donald Trump
Làng cổ giữa lòng Hà Nội: Nức tiếng khoa bảng, còn lưu giữ ngôi nhà gần 500 năm
Công nhân các KCN Nghệ An có 19.500 căn hộ nhà ở xã hội trong 5 năm tới
Người phụ nữ trồng rau trên giấc mơ xanh
Phát hiện nhiều bộ hài cốt trong hang đá tại Nghệ An
500.000 sản phẩm Vinamilk từ Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất
Đặt tên xã mới ở Thanh Hóa: Nơi đánh số, chỗ ghép tên
75 năm Hội Nhà báo Việt Nam: Thể hiện tiếng nói nhân dân, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
Nữ sinh Báo chí khởi nghiệp từ năm nhất đại học, mong gánh bớt vất vả cho cha mẹ
Cục Bà mẹ và Trẻ em yêu cầu xử lý việc bạo hành trẻ em tại Bắc Ninh và Bến Tre
3.500 cán bộ tại Nghệ An về đâu sau sắp xếp cấp xã?
Giả câm 16 năm để trục lợi trợ cấp khuyết tật
Xem thêm