Thứ năm, 21/11/2024 17:43     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 27/01/2023 10:18

Tết Nguyên đán 2023: Thắp lên một ngọn nến

Đất nước đã trải qua hơn hai năm gian lao vì sự tàn phá của “cơn bão” Covid-19. Xuân Quý Mão 2023 là mùa xuân đầu tiên sau hai mùa dịch bệnh – “mùa bình thường, mùa vui nay đã về, mùa xuân mơ ước” - như lời một bài hát của nhạc sỹ Văn Cao.

“Khó khăn”, “suy thoái”, “lạm phát”, có lẽ là những từ khóa được nhắc đến nhiều nhất trong 2 năm bão Covid-19 tàn phá trên phạm vi toàn cầu. Cuối năm 2022, cho dù bức tranh kinh tế đã có nhiều gam mầu sáng nhưng trong hầu hết các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, các diễn đàn kinh tế, các cụm từ nói trên vẫn tiếp tục được nhắc đến, lặp đi lặp lại, cho thấy tác động khủng khiếp của đại dịch toàn cầu, bao phủ khắp mọi nơi, mọi lĩnh vực.

Hơn 3 thập kỷ của hành trình đổi mới, có lẽ chưa bao giờ, Việt Nam phải đối diện với một khúc cua “tử thần” như thế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 tụt xuống mức 2,58%, mức thấp nhất trong vòng 30 năm. Dịch bệnh đã bào mòn sức lực của người dân và doanh nghiệp. “Thất nghiệp” và “phá sản” trở thành nỗi sợ hãi của toàn xã hội. Liên tiếp 2 cái Tết Nguyên Đán: Tân Sửu và Nhâm Dần trở thành ký ức đáng quên nhất đối với mỗi người dân Việt Nam. Không còn du xuân và chúc Tết mà thay vào đó là “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để kiểm soát dịch bệnh.

Người ta gọi 2 mùa xuân, 2 cái Tết ấy là “Xuân cách ly” và “Tết Covid”. Hình ảnh những dòng người chở nhau về quê đón Tết như một cuộc tháo chạy khỏi dịch bệnh; làng mạc, phố phường thành những “pháo đài” ngăn chặn virus lây lan. Cùng với đó là cơ số người mắc kẹt ở thành phố, đón Tết trong sự thiếu thốn hương vị tình thân.

page

Ảnh minh họa

Nhưng hơn 2 năm dịch bệnh cũng như một phép thử. Rằng càng trong gian khó, người Việt Nam càng nặng nghĩa đồng bào. Những chuyến tàu chở hàng cứu trợ chở theo bao ân tình vượt bão Covid-19 từ Bắc vào Nam, những đoàn chiến sỹ “Bluse trắng” không quản ngại hiểm nguy lao vào tâm dịch Sài Gòn như những chiến binh ra mặt trận. Những hành động, nghĩa cử cao đẹp đó đã minh chứng cho truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc yêu thương nhau của dân tộc. Dịch bệnh và công cuộc chống dịch cũng là phép thử đối với năng lực điều hành của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự chung sức, đồng lòng và niềm tin của các tầng lớp nhân dân.

Sau một thời gian dài “giãn cách”, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, bám sát thực tiễn, Chính phủ đã thay đổi chiến lược, chiến thuật theo hướng “thích ứng linh hoạt”, nhanh chóng chuyển sang giai đoạn “bình thường mới”, mở nút thắt để kinh tế phục hồi, phát triển với phương châm: vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả thu được sau hơn 2 năm trải qua đại dịch Covid-19 cho thấy, bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam đã xuất hiện nhiều gam mầu sáng.

So với nhiều quốc gia trong khu vực, nước ta đã nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, phục hồi, tăng trưởng kinh tế, được thế giới đánh giá là điểm đến an toàn, năng động, điểm sáng thu hút của các nhà đầu tư và khách du lịch quốc tế. Kinh tế Việt Nam năm 2022 phục hồi mạnh mẽ ở hầu hết lĩnh vực, địa phương. Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 8%, lạm phát bình quân tăng hơn 3%, xuất khẩu tăng khoảng 12%, tiêu dùng cuối cùng tăng trên 10%, đầu tư tăng khoảng 9%... Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và là một trong 4 quốc gia trên thế giới được Moody’s nâng hạng tín nhiệm trong năm 2022.

Theo các chuyên gia kinh tế 3 lý do chính để Việt Nam nhanh chóng phục hồi đó là: kịp thời chuyển trạng thái chống dịch Covid-19, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế trở lại bình thường; kiên trì dùng nhiều chính sách, giải pháp phục hồi kinh tế và ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát; và cuối cùng, các chỉ số tăng trưởng trên được đặt trong tương quan với mức nền khá thấp của năm trước.

Những tháng cuối năm 2022, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Di chứng của đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng mạnh đến kinh tế thế giới và không loại trừ nền kinh tế có tính mở như Việt Nam. “Cơn bão” giá nhiên liệu, vật liệu; siết chặt tín dụng, xuất khẩu giảm tốc; “trận lụt” bất động sản…kéo theo nhiều hệ lụy xã hội, nhất là thiếu việc làm tiếp tục là thử thách cam go trước thềm xuân Quý Mão. Trong khi đó, bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục ảm đạm với dự báo tăng trưởng chậm lại; gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; lạm phát cao và các vấn đề địa chính trị, xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh…

Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã nhận diện rõ bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 trong bối cảnh khu vực và quốc tế. Chính phủ cũng đã nhận diện nguy cơ, thách thức và đề ra những mục tiêu, giải pháp cho năm 2023. Trọng tâm là tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Giữ vững thành quả phòng, chống dịch Covid-19, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh thế giới, có phương án ứng phó hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là nguy cơ “dịch chồng dịch”.

Cùng với đó, cần thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ổn định và phát triển các loại thị trường lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập. Tiếp tục thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất các nhân tố tổng hợp; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nhìn lại năm 2022, có thể nói, Việt Nam như một con thuyền vừa vượt qua cơn bão lớn. Phía trước biển chưa yên, sóng chưa lặng nhưng thành quả chống dịch và phục hồi kinh tế cho thấy những tín hiệu tích cực. Bài học từ hơn 2 năm chống dịch cho thấy, thiên đai, dịch bệnh luôn diễn biến khó lường, do đó chúng ta không bao giờ được phép chủ quan, thỏa mãn với kết quả, thành tích bước đầu. Chỉ coi đó như là động lực, niềm tin để vững bước tiến lên.

Xuân Quý Mão 2023 là mùa xuân đầu tiên mọi người, mọi nhà được sống trong “mùa bình thường” sau 2 năm không có Tết vì đại dịch. Tết Quý Mão vì thế sẽ là Tết sum vầy, Tết đoàn viên của nhiều gia đình sau 2 mùa xuân cách ly. Giờ là lúc hãy thắp lên một ngọn nến, gieo lên thêm những mầm sáng hy vọng về một năm mới với những dự cảm, khát vọng, tin yêu mới: con người can trường, mạnh mẽ hơn; đất nước tươi đẹp, phồn vinh hơn.

-> Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

Quang Duy  
SeABank ưu đãi lãi suất 0% khi vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
BIDV hợp tác toàn diện VRG giai đoạn 2024 - 2029
Prudential ghi dấu qua những khoảnh khắc” Sống lại tiếng yêu đầu”
BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm ngành tài chính”
SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất tại VLCA 2024
Agribank ra mắt tài khoản Plus - Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
Agribank thu hộ tiền bán vé máy bay cho Vietjet
Agribank ra mắt giải pháp Open Smartbank
SeABank bầu bổ sung 2 thành viên Ban Kiểm soát, tăng cường khả năng giám sát và phát triển bền vững
Agribank là thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
Ngân hàng có Tâm, cùng đất nước vươn Tầm
BIDV hợp tác KioViet triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
SeABank tiếp nối hành trình vì cộng đồng với “Tuần lễ công dân 2024” tại 28 tỉnh thành trên cả nước
Vietcombank lưu ý khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học trước ngày 01/01/2025
Dịch vụ thanh toán Garmin Pay: Bước đột phá cho lối sống năng động
SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
Vietcombank, Vietinbank, BIDV, HDBank được vinh danh Thương hiệu Quốc gia
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance
Xem thêm