Thứ ba, 25/06/2024 05:35
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 09/02/2024 14:30

Tết cổ truyền của du học sinh Việt: Nhớ nhà nhưng không cô đơn

Sống cảnh xa nhà, dù đã phần nào quen với những cái tết nơi xứ bạn nhưng cứ đến dịp Tết nguyên đán các bạn du học sinh lại bùi ngùi nhờ quê nhà, nhớ không khí tết cổ truyền nơi quê hương.

Tết đến, xuân về là thời khắc của những xúc cảm đong đầy yêu thương, là dịp để người thân trong gia đình cùng nhau sum vầy sau một năm học tập và làm việc đầy vất vả. Chính vì vậy, mỗi khi nghe đến “Tết” là lòng người bỗng thổn thức đến lạ, người người lại nô nức chuẩn bị hành trang trở về với mái ấm gia đình

Tuy nhiên, trái với không khí háo hức, phấn khởi đó, không ít những du học sinh Việt ở khắp nơi trên thế giới phải trải qua cảm giác đón Tết thông qua màn hình điện thoại, máy tính.

Vui buồn lẫn lộn, thậm chí… tiếc nuối

Với mỗi du học sinh, trải nghiệm đón Tết xa quê lại mang một dấu ấn rất riêng nhưng có một điểm chung là tâm trạng bồi hồi, chạnh lòng cùng nỗi nhớ nhà khắc khoải.

Hải Vy, 22 tuổi, đang theo học tại trường đại học Ritsumeikan Asia Pacific University (Nhật Bản). Du học tại "đất nước mặt trời mọc" được 3 năm, tuy nhiên đây mới là năm đầu tiên Hải Vy đón Tết nơi xứ người.

hai vy

Nhớ nhà và có đôi chút chạnh lòng là cảm xúc của Hải Vy - du học sinh tại Nhật Bản trong lần đầu tiên đón Tết xa nhà.

Điều Vy nhớ nhất vào những năm trước là cảm giác háo hức khi chuẩn bị bay về Việt Nam đón Tết. Những giây phút được cùng mọi người dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, được sum vầy bên mâm cơm gia đình, đi đến đâu cũng đầy ắp đồ ăn ngon ngày Tết cùng những lời chúc tốt đẹp,... Tất cả những điều tưởng như giản dị ấy trở nên thật ý nghĩa khi đón Tết xa nhà.

“Năm nay vì bận rộn với lịch trình công việc và học tập nên mình quyết định đón Tết ở nơi đất khách quê người. Đây thực sự là trải nghiệm buồn vui lẫn lộn. Quãng thời gian này chỉ cần lướt Facebook, nghe nhạc, xem phim hay làm gì cũng thấy Tết khiến mình thấy tủi thân nhớ nhà, nhớ bố mẹ nhưng bên cạnh đó mình lại có thêm những người bạn mới, những trải nghiệm mới rất thú vị”, Hải Vy chia sẻ.

Cùng chung hoàn cảnh vướng bận công việc học tập nên phải ngậm ngùi ăn Tết xa nhà năm nay, Hồng Vân (24 tuổi), du học sinh tại Vương quốc Anh cho biết: "Cuộc sống của những du học sinh như mình có lẽ là một chuỗi ngày đếm ngược. Khi mà sáng đi học, chiều đi làm, tối tất bật với những công việc còn đang dang dở”.

Cách Việt Nam 7 giờ đồng hồ, thời khắc giao thừa ở Việt Nam là buổi chiều ở Vương quốc Anh, Hồng Vân cho biết sẽ tranh thủ giờ nghỉ để gọi điện thoại về gia đình.

“Có đôi chút tiếc nuối khi nhìn vài người bạn xách vali về quê ăn Tết nhưng khi gọi điện video về cho cha mẹ, người thân, được nhìn thấy gia đình khỏe mạnh cùng những lời hỏi thăm, chúc mừng năm mới thì với mình đó chính là giá trị của ngày Tết. Mình tin rằng, dù có khó khăn thì chúng mình vẫn luôn có gia đình ủng hộ từ phía xa”, Hồng Vân nói thêm.

hong van

Hồng Vân đón Tết tại Vương quốc Anh thông qua những cuộc gọi video với gia đình.

Đi tìm Tết Việt nơi đất khách quê người

Những ngày giáp Tết ở nước ngoài không có gì khác so với ngày bình thường bởi không phải quốc gia nào trên thế giới cũng ăn mừng Tết Nguyên đán như ở Việt Nam và một số nước Á Đông. Nhịp sống của họ vẫn diễn ra như bao ngày trong tuần, trong tháng. Họ vẫn làm việc miệt mài. Điều này khiến không ít du học sinh Việt Nam chơi vơi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Thế nhưng, có một sự thật rằng, chỉ cần nơi đó có người Việt thì chắc chắn Tết cổ truyền vẫn sẽ được nâng niu.

“Vào những ngày cận Tết Nguyên đán mà ra chợ Việt ở Melbourne hay Sydney thì chẳng khác nào được trở về Việt Nam. Từ những món ăn mang đặc trưng Tết như bánh tét, bánh chưng, giò thủ,.. đến các loại hoa tết mà người Việt hay chưng như cúc vạn thọ, hoa đào, hoa mai,... đều được bày bán. Hơn hết là không khí nhộn nhịp với tiếng người mua bán tất bật khiến mình cảm nhận Tết thật gần”, Minh Phương (du học sinh trường đại học La Trobe University, Úc) thổ lộ.

Tết xa nhà nhưng không cô đơn

Mặc dù ở xa trong hoàn cảnh thiếu thốn nhiều điều kiện nhưng các bạn du học sinh Việt Nam vẫn tìm được những cách riêng để đón Tết ta ở xứ người thật trọn vẹn, ấm áp như đang ở chính quê hương.

Nói về dự định riêng của mình dịp Tết cổ truyền sắp tới, Minh Phương cũng rất hào hứng: “Ở Úc, du học sinh Việt Nam cũng khá nhiều nên chúng mình dự định sẽ tự gói bánh chưng và chuẩn bị mâm cơm Tết Việt truyền thống có giò chả, nem rán,...”.

Hiện Phương cũng đang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hội du học sinh Việt Nam tại Melbourne (MOVSA) nên Phương có thêm một gia đình nữa để quây quần, cùng chia sẻ chuyện năm cũ và đưa ra kế hoạch cho năm mới.

“Trong những năm qua, Hội du học sinh Việt Nam tại Melbourne luôn tổ chức nhiều hoạt động để gắn kết các du học sinh như Cuộc thi tiếng hát sinh viên Việt Nam tại thành phố Melbourne, chương trình đón Giáng sinh, làm từ thiện đầu năm mới, đón Tết Nguyên đán với tinh thần "Tết xa mà gần",... Xa quê mới thấy, tình cảm người Việt dành cho nhau nơi xứ người hiện diện rõ ràng hơn. Mình cảm thấy may mắn khi cảm nhận được điều này ở nơi xứ người”, Minh Phương chia sẻ.

minh phuong

Minh Phương - du học sinh tại Úc thường đi các khu chợ Việt và cùng các bạn du học sinh khác tận hưởng Tết.

Còn đối với Hải Vy, cô bạn luôn tự động viên bản thân: "Ăn Tết xa nhà nhưng mình may mắn có những người bạn cùng quê hương luôn ở bên. Các bạn du học sinh Việt tại Nhật Bản luôn yêu thương, đoàn kết và coi nhau như anh em trong gia đình. Điều này khiến mình vơi đi nỗi nhớ nhà, cảm thấy ấm áp hơn khi cái Tết đang đến cận kề".

Với nhiều du học sinh Việt, Tết xa quê cũng là cơ hội để các bạn dành thời gian khám phá thêm về mảnh đất nơi mình đang học tập và làm việc. Và dù đón Tết xa nhà nhưng hình ảnh gia đình sum vầy, đầm ấm bên nhau cùng hương vị Tết của quê hương vẫn luôn in đậm trong tâm trí của những người con xa quê.

Đi xa để thêm nhớ, thêm yêu cái hương vị Tết quê hương, nhớ hương thơm của những chiếc bánh chưng hay món gà luộc. Nhớ những lúc tất bật chuẩn bị dọn nhà hay những phút giây quây quần bên mâm cơm ấm áp ngày Tết. Nhưng biết sao được, các bạn du học sinh khác đều đang chấp nhận những khó khăn nơi đất khách quê người để đổi lấy những trải nghiệm, kiến thức cùng sự trưởng thành và một tương lai tươi sáng ở phía trước.

Tết chỉ vẹn tròn khi được ở bên gia đình - đó cũng là ước nguyện, là động lực để những bạn du học sinh, nhưng người con xa quê phấn đấu và thực hiện.

Phương Anh  
Nghệ nhân Mông Hoa từ Điện Biên về Hà Nội biểu diễn thêu áo và vẽ sáp ong
Giới trẻ Hà thành loay hoay tìm nơi tránh nóng
5 em nhỏ Điện Biên đi bộ hơn 20km để bắt xe về quê
Công bố trường dẫn đầu thế giới về trách nhiệm quản lý bền vững
Vì tầm vóc Việt: Ưu tiên nguồn lực cho trẻ em
Nhà báo chủ kênh Youtube hơn 1 triệu 'Sub' kể chuyện ngày đầu làm MXH
Nhà báo xinh đẹp nhất thế giới: “Phụ nữ có thể trở thành phóng viên điều tra giỏi”
Nhà báo trẻ 4.0: Thay đổi mạnh mẽ nhưng vẫn giữ lửa báo chí cách mạng
Hội KHHGĐ Việt Nam tích cực đổi mới, mở rộng công tác truyền thông
Chuyên gia quốc tế cảnh báo về mối đe dọa từ ô nhiễm hữu cơ tại Việt Nam
Kiếm hơn trăm triệu mỗi tháng nhờ nghề vỗ dưa hấu
5 món ăn vặt nhất định phải thử khi du lịch Cần Thơ
Nặng nhọc nghề hầm than của 430 hộ gia đình ở Sóc Trăng
Học sinh Hà Nội thu hơn 5,6 tấn giấy và quần áo cũ, gửi thông điệp bảo vệ môi trường
Ngã gãy tay do sai lầm khi mặc áo chống nắng
Học sinh lớp 9 trường Hàn Quốc tại Hà Nội đầu tư chứng khoán thu lãi hàng nghìn USD
Không có sự hỗ trợ đắc lực của kinh tế, không thể có cơ quan báo chí mạnh
Ông Phạm Quốc Huy làm Tổng biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật
Đi bộ hơn 1.600km trong 41 ngày để kịp xem EURO 2024
Hải Phòng xây dựng mô hình khu nhà trọ văn minh an toàn PCCC
Xem thêm