Thứ ba, 26/11/2024 17:36     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 23/09/2021 19:00

Tại sao không nên tắm trước khi ngủ?

Theo quan điểm y học, tắm trước khi ngủ không phải là cách tốt nhất để có một đêm ngon giấc. Trên thực tế, thói quen có vẻ lành mạnh này gây hại nhiều hơn lợi.

Không dễ dàng đi vào giấc ngủ

Tắm nước nóng ngay trước khi đi ngủ tưởng chừng là liệu pháp thư giãn nhưng thực tế, nó lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ cơ thể xuống đến một mức độ nhất định, cơ thể mới bắt đầu gửi thông điệp buồn ngủ đến não và chuẩn bị cho một giấc ngủ ngon.

Tắm nước nóng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Nếu muốn tắm nước nóng vào cuối ngày để thư giãn, hãy thực hiện 1 - 2 tiếng trước giờ đi ngủ.

tam truoc khi ngu Giadinhvietnam (5)

Ảnh minh họa.

Tắm trước khi ngủ gây căng thẳng cho tim

Tắm nước nóng trước khi đi ngủ dễ gây tăng huyết áp. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng thói quen này thậm chí có thể làm nóng cơ thể và gây căng thẳng cho tim. Khi tim đập loạn nhịp, bạn có thể sẽ dành cả đêm để trằn trọc, cuối cùng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

tam truoc khi ngu Giadinhvietnam (4)

Ảnh minh họa.

Tăng cân vì tắm trước khi ngủ

Ăn một bữa tối ngon miệng và tắm nước nóng ngay sau đó có vẻ là một cách hoàn hảo để kết thúc một ngày. Nhưng trên thực tế, tắm dưới vòi hoa sen sau khi ăn có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa và dẫn đến tăng cân.

Quá trình tiêu hóa đòi hỏi phải tăng lưu lượng máu đến dạ dày và việc tắm vòi hoa sen khiến máu lưu thông đến các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bạn cảm thấy thực sự cần phải gội đầu trong ngày vào buổi tối, tốt hơn hết hãy đợi ít nhất 30 phút sau khi dùng bữa.

tam truoc khi ngu Giadinhvietnam (3)

Ảnh minh họa.

Tắm trước khi ngủ gây lão hóa sớm

Khung giờ 22h-23h là khoảng thời gian làn da trong trạng thái nghỉ ngơi. Nếu tắm quá muộn, da chưa được làm sạch kỹ lưỡng và bổ sung dưỡng chất sẽ làm chậm quá trình phục hồi và tái tạo, lâu dài dẫn đến tình trạng lão hóa sớm.

Có hại cho tóc

Ngủ với mái tóc ẩm ướt sẽ khiến áo gối của bạn hút ẩm và tạo ra môi trường ẩm ướt hoàn hảo cho vi khuẩn có hại phát triển. Do đó, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về da đầu khác nhau, chẳng hạn như ngứa, kích ứng và gàu.

tam truoc khi ngu Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Tắm trước khi ngủ có thể gđột tử

Tắm quá muộn sẽ thay đổi nhiệt độ cơ thể, làm mạch máu co lại, dẫn đến máu không lên não sẽ gây ra các bệnh về phổi, nặng nhất có thể bị tai biến, đột quỵ, đặc biệt nguy hiểm cho những người bị say rượu, bệnh tim mạch, cao huyết áp.

Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh những rủi ro trên, bạn nên tạo thói quen tắm sớm, nhất là trong những ngày nắng nóng cơ thể dễ mệt mỏi, giảm sức chống chịu.

Thời điểm tốt nhất để tắm nên vào buổi sáng hoặc buổi tối trước 20h, tuyệt đối không tắm sau 23h.

-> Tại sao có hiện tượng trẻ sơ sinh mỉm cười khi đang ngủ?

T. Linh (Theo Brightside)  
Bảo Thanh Đường - Địa chỉ uy tín chữa tận gốc bệnh chàm eczema
Vượt hơn 400km tìm lại “vẻ đẹp bình thường” cho con gái 15 tuổi
Mấy giờ đi ngủ được coi là thức khuya?
Bảo Thanh Đường - Thuốc đặc trị chữa bệnh vẩy nến
Vì sao hút thuốc mỗi ngày vẫn sống 90 tuổi, người không hút lại ung thư phổi?
Nguy cơ đột quỵ do thói quen gội đầu ngoài tiệm
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Xem thêm