Tại sao không nên bật điều hòa ngay khi lên xe?
Vào mùa hè nóng bức, ngồi trong ô tô bị phơi nắng chẳng khác nào đi xông hơi. Lúc này, việc đầu tiên mà nhiều người làm sau khi khởi động xe là bật điều hòa. Chính thói quen phổ biến này vừa gây hỏng xe, vừa hại sức khỏe.
Một lần, anh Zhan sống tại Dương Châu đưa hai mẹ con đi sắm đồ hơn 3 tiếng đồng hồ. Chiếc xe đã đậu dưới cái nắng như thiêu như đốt nhưng anh không quan tâm.
Sau khi cả nhà lên xe đi về, con gái anh ngồi ghế sau đột nhiên khóc lớn, vợ anh vừa dựa lưng vào ghế đã toát mồ hôi hột. Vì vậy, anh vội dừng xe đỡ 2 mẹ con ra ngoài.
Anh Zhan thấy con gái mình bị bỏng và nổi nhiều mụn nước, vợ anh phải nằm nghỉ bên vệ đường hơn nửa tiếng và uống một chút nước mới tỉnh.
Anh Zhan cho biết nhiệt độ bên trong xe quá cao, anh vừa lên xe đã bật điều hòa, tưởng sẽ hạ nhiệt nhưng đã xảy ra sự cố.
Cô He đến từ Chiết Giang, lái xe ra ngoài làm việc vặt và đỗ xe bên đường khoảng 3 tiếng đồng hồ, đến trưa cô mới lái xe trở lại cơ quan.
“Trong xe ngột ngạt và nóng nực, tôi liền bật điều hòa cho mát nhưng khi lên xe vẫn thấy hơi nóng. Tối về đến nhà nhức đầu, bủn rủn chân tay. Tôi phát hiện mình bị say nắng” – Cô He cho biết.
Ảnh minh họa.
Bật điều hòa nhưng sao vẫn bị say nắng?
Khi xe phơi nắng, nhiệt độ bên trong xe sẽ rất cao, hơn nữa khoang xe tương đối kín, nhiệt và khí thải không thoát ra ngoài được dẫn đến thiếu oxy trong xe. Nhiều bác tài vừa lên xe dưới cái nắng như thiêu đốt đã vội vàng đóng cửa bật điều hòa mà không biết rằng việc bị kích thích trong thời gian ngắn rất dễ dẫn đến say nắng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ xung quanh tăng trên 35°C, nhiệt độ bên trong ô tô đóng kín sẽ đạt 65°C trong vòng 15 phút. Trong trường hợp bình thường, da người chỉ có thể chịu đựng khoảng 10 giây khi tiếp xúc với nhiệt độ khoảng 60°C.
Nguy cơ tiếp xúc với chất gây ung thư
Theo các chuyên gia về ô tô, khi đỗ xe bên ngoài nhất là khi trời nắng nóng thường ô tô bị đóng kín cửa. Nhưng ngay cả đậu xe trong nhà hay dưới bóng râm, chiếc xe có thể tích lũy 400 - 800mg benzen, cao gấp 8 lần so với mức cho phép. Nếu đỗ xe dưới ánh mặt trời, ở nhiệt độ cao hơn 16 độ C, mức benzene có thể đạt 2000 - 4000mg, gấp 40 lần mức cho phép.
Do đó, nếu ngồi trong một chiếc xe hơi có cửa sổ đóng kín sẽ hít phải benzen mà không hề hay biết chất độc này ảnh hưởng đến thận, gan và mô xương. Hơn nữa, phải mất rất nhiều thời gian và vô cùng khó khăn để đào thải các chất độc hại này ra khỏi cơ thể.
Các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy, trước khi bắt đầu làm mát không khí, máy điều hòa không khí thải ra tất cả khí nóng, cùng với benzen - một độc tố gây ung thư mạnh nhất. Benzen còn gây độc hại cho xương, gây thiếu máu và làm giảm các tế bào máu trắng, gây ra bệnh bạch cầu. Nó cũng có thể làm sảy thai ở phụ nữ.
Ảnh minh họa.
Không chỉ gây hại cho sức khỏe, thói quen bật điều hòa ngay khi lên xe cũng ảnh hưởng đến tình trạng của xe, tiêu tốn khá nhiều năng lượng của ác-quy.
Ngoài ra, việc bật máy điều hòa đầu tiên, không thể làm cabin mát nhanh, trái lại nó phải mất khoảng thời gian khá lâu để trung hòa khối khí nóng bên trong, tác động xấu lên hệ thống, thiết bị đi cùng.
Quy trình sử dụng điều hòa ô tô vào mùa hè
Sau khi xe phơi nắng, không nên vội vàng lên xe, trước tiên mở bốn cửa để thông gió, tản mát không khí.
Bật quạt nhưng không khởi động điều hòa (không nhấn nút A/C). Tại thời điểm này, các cửa kính sẽ vẫn mở.
Ảnh minh họa.
Bật vòng tuần hoàn ngoài của máy điều hòa và sau đó là vòng tuần hoàn trong. Điều này là do nhiệt độ bên trong xe cao hơn nhiệt độ bên ngoài xe, mở cửa lưu thông bên trong không có lợi cho việc lưu thông khí nóng trong xe.
Ngược lại, bật tuần hoàn ngoài sẽ làm cho nhiệt độ gió ra của điều hòa thấp hơn, điều này không chỉ giúp bôi trơn động cơ mà còn giúp hiệu quả làm mát của điều hòa tốt hơn.