Bật điều hòa 26°C có thực sự tiết kiệm điện?
Nhiều người có thói quen chỉnh điều hòa về mức 26°C khi bật điều hòa, bởi họ đều cho rằng mức nhiệt này dễ chịu hơn và tiết kiệm điện hơn. Thực hư thế nào?
Bật điều hòa 26°C có thực sự tiết kiệm điện?
Vào ban ngày, nhiệt độ điều hòa dễ chịu nhất quả thực là từ 25 đến 27 độ, nhưng khi ban đêm chìm vào giấc ngủ, thân nhiệt của cơ thể sẽ sinh ra 3 cảm giác khác nhau tùy theo trạng thái ngủ.
Trước 12 giờ tối, cơ thể con người đang trong thời kỳ hoạt động hoặc giai đoạn ngủ, nhiệt độ cơ thể vẫn tương đối cao, đặt điều hòa ở mức 26 độ thực sự rất dễ chịu. Nhưng nửa sau của đêm, đặc biệt là sau 2 giờ sáng, cơ thể đã ở trạng thái ngủ say, thân nhiệt sẽ giảm xuống, nếu tiếp tục để điều hòa nhiệt độ duy trì 26 độ lúc này cơ thể sẽ cảm thấy rất lạnh.
Sau 4 giờ sáng, cơ thể con người sẽ càng cảm thấy lạnh hơn nên chắc chắn nhiệt độ để điều hòa vào ban đêm là 26 độ C không phải là nhiệt độ thích hợp. Vì vậy, việc tăng nhiệt độ điều hòa từ 26 độ lên 28 độ trước khi đi ngủ mới là cách đúng.
Làm như vậy sẽ không gây hại cho cơ thể, không cần đắp chăn dày, chỉ cần đắp chăn mỏng cũng có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Ảnh minh họa.
Tại sao bật điều hòa 28°C lại tiết kiệm điện hơn?
Nhiệt độ của máy điều hòa không khí càng thấp thì càng tiêu thụ nhiều điện năng, khi nhiệt độ được đặt cao hơn 1°C trong quá trình làm mát, có thể tiết kiệm được ít nhất 10% điện năng. Tuy nhiên rất khó để cơ thể của chúng ta phát hiện nhiệt độ đang cao hơn hay thấp hơn 1 độ.
Cách sử dụng đúng là điều chỉnh điều hòa ở trạng thái nhiệt độ thấp và gió mạnh khi khởi động để đạt được hiệu quả làm mát trong thời gian ngắn nhất, sau đó chuyển sang chế độ gió vừa và thấp khi thích hợp để giảm tiêu hao năng lượng.
Một cách khác để tiết kiệm điện là chức năng hẹn giờ, thường là hai đến ba giờ trước khi ngủ, hoặc đặt điều hòa không khí ở "chế độ ngủ", có thể tiết kiệm 20% điện năng.
Ảnh minh họa.
Bật tắt điều hòa thường xuyên tốn nhiều điện nhất
Không nên bật tắt điều hòa thường xuyên vì vừa tốn điện lại dễ gây hỏng hóc.
Đặt điều hòa ở trạng thái làm lạnh cao khi khởi động để đạt mục đích làm lạnh nhanh nhất, khi nhiệt độ phù hợp thì chuyển sang chế độ gió trung bình và thấp để giảm tiêu hao năng lượng.
Mặc dù ở trong phòng điều hòa mát mẻ nhưng nếu bạn ở quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như nghẹt mũi, sổ mũi, khô ngứa cổ họng, đau khớp, chóng mặt, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi toàn thân,…
Sử dụng điều hòa thế nào để vừa tiết kiệm vừa an toàn cho sức khỏe?
Bật điều hòa trước rồi mới đóng cửa sổ, khi sử dụng điều hòa phải chú ý đến hệ thống thông gió để giữ được lượng không khí trong lành nhất định trong phòng.
Nhiệt độ trong nhà được kiểm soát tốt nhất ở khoảng 25°C, chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời không được vượt quá 7°C, cửa thoát khí lạnh không được đối diện trực tiếp với người và bàn làm việc.
Tốt nhất không nên thổi gió lạnh trực tiếp khi đổ nhiều mồ hôi, vì nhiệt độ hạ xuống quá nhanh rất dễ bị ốm.
Ảnh minh họa.
Không hút thuốc trong phòng điều hòa vì sẽ làm cho chất lượng không khí trở nên tồi tệ hơn. Phòng điều hòa tương đối kín gió và không được thông gió, không khí ngoài trời không thể luôn được thay mới nên nicotin, carbon monoxide và các loại khí khác trong thuốc lá sẽ luôn tích tụ, lâu dần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Máy lạnh nên được vệ sinh kỹ lưỡng ít nhất 1 năm 1 lần. Trong quá trình sử dụng, tốt nhất bạn nên vệ sinh bộ lọc nửa tháng một lần.