Thứ tư, 12/02/2025 18:20     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 15/09/2014 23:08

Tài sản "khủng" của quan chức từ đâu ra?

Vừa qua, báo chí phản ánh về dinh thự “khủng” sang trọng của một số quan chức. Mới đây là ngôi biệt thự đẹp của ông Nguyễn Duy Hưng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Vừa qua, báo chí phản ánh về dinh thự “khủng” sang trọng của một số quan chức. Mới đây là ngôi biệt thự đẹp của ông Nguyễn Duy Hưng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Trong đó, dư luận chú ý đến việc gia đình ông nguyên Bí thư Tỉnh ủy dùng sợi xích to, nặng trịch để xích giữ chống trộm cho một cây cảnh được coi là có giá trị khó đoán.

Trả lời Báo điện tử Gia đình Việt Nam (www.giadinhvn.vn), Đại tá Phạm Trường Dân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Đại biểu Quốc hội khóa 13 cho rằng cần xác minh rõ nguồn gốc số tài sản ấy từ đâu.

tai-san-quotkhungquot-cua-quan-chuc-tu-dau-ra-giadinhonline.vn 1

Đại tá Phạm Trường Dân

Thưa ông, từ những tài sản “khủng” của những quan chức trên, khiến người dân băn khoăn trước việc kê khai tài sản của cán bộ hiện nay, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đã được Đảng và Nhà nước quy định rất rõ rồi và triển khai ở các địa phương, cơ quan, đơn vị, thực hiện từ Trung ương đến các địa phương. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi chính việc quan chức có tài sản “khủng” như biệt thự đẹp khiến người dân bức xúc cũng là do việc kê khai tài sản của cán bộ đó chưa hết và vẫn còn mang tính hình thức.

Việc cán bộ công chức kê khai tài sản như ông nói vẫn mang nặng tính hình thức nhưng làm thế nào để “chữa” được “căn bệnh” này thưa ông?

Việc cán bộ kê khai tài sản vẫn mang nặng tính hình thức, Đảng và Chính phủ cũng thấy rồi chứ không phải chưa thấy đâu. Theo tôi việc này cũng cần phải điều chỉnh lại. Tức là kê khai rồi, nhưng vẫn phải kiểm tra. Đối với những nhà bình thường thì thôi, nhưng riêng những nhà, dinh thự quá lớn tới hàng triệu đô thì cần phải kiểm tra.

Ví như nhà, bất động sản của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ vừa mới nghỉ hưu, qua báo chí tôi có xem ngôi biệt thự thấy như vậy là không ổn. Cần phải kiểm tra lại việc kê khai tài sản của công chức được thực hiện đã đúng chưa, chủ trương thì rất đúng, nhưng việc thực hiện thì qua loa, đại khái. Kể cả việc khi anh kê khai tài sản đúng là của anh, nhưng thấy những tài sản lớn thì cần phải kiểm tra, rồi đối chiếu với thực tế. Tức là kiểm tra qua dư luận, từ nguồn cung cấp phản ánh của nhân dân thì phải kiểm tra kỹ để trả lời cho nhân dân.

Trên thực tế đã có cán bộ, công chức nào "dám" kê khai tài sản lớn của mình chưa thưa ông?

Tại các kỳ họp, kiểm tra của Quốc hội tôi thấy cũng có người kê khai những tài sản lớn, chứ không phải nhỏ đâu. Tuy nhiên, theo tôi thì cán bộ hay quan chức nếu minh bạch được số tài sản của mình có nguồn gốc rõ ràng thì việc xây nhà lớn, sang trọng là việc nên khuyến khích. Chúng ta luôn khuyến khích đảng viên biết làm kinh tế giỏi, gương mẫu cho nhân dân noi theo. Khi anh làm kinh tế giỏi ở nhà lầu, xe hơi sang trọng thì đó là niềm tự hào của anh và người dân sẽ rất đồng tình.

Như ông vừa nói, người dân sẽ đồng tình về việc quan chức có nhà to, xe hơi sang trọng hay cây cảnh giá trị lớn, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm sao phải minh bạch được số tài sản đó, thưa ông?

Đúng vậy. Việc minh bạch nguồn gốc tài sản của cán bộ là điều rất quan trọng. Ví dụ như trường hợp báo chí phản ánh dinh thự khủng của Chủ tịch tỉnh Bình Dương, nêu ông ấy có mấy ngàn ha cây cao su, thì cần phải kiểm tra xem nguồn gốc tài sản có đúng từ cây cao su mà có hay không. Nếu đúng thì việc ông ấy xây nhà to như thế từ nguồn bán cao su là hợp lý và đúng rồi không có gì đáng bàn cả.

Tức là vấn đề nguồn gốc tài sản phải được minh bạch thưa ông?

Nếu như thực hiện minh bạch theo đúng chỉ đạo của Đảng thì sau khi cán bộ công chức kê khai tài sản là phải kiểm tra, đối chiếu tài sản đã kê khai có nguồn gốc từ đâu, phải minh bạch để dân người ta tin. Nếu như gia đình anh kinh doanh và có thu nhập cao thì tài sản có được là chuyện hoàn toàn bình thường. Theo tôi nên khuyến khích các lãnh đạo, con cái của họ làm ăn kinh doanh công khai, minh bạch để thể hiện tài sản kiếm được là chính đáng. Cũng đã có nhiều trường hợp con cái họ buôn bán, kinh doanh chính đáng có nguồn thu nhập lớn về xây nhà to thì đó là nguồn thu nhập chính đáng, theo đúng quy định pháp luật thì tài sản có được sẽ minh bạch hóa.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Hải (thực hiện)

Tags:
34 cán bộ lãnh đạo TP Hải Phòng xin nghỉ hưu trước tuổi
Học sinh THPT Hà Nội lấy nước mắt người xem qua vở kịch thời chiến
4 điều kiêng, 5 điều không nên cầu khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
Các nước châu Á ăn rằm tháng Giêng như thế nào?
“Cha đẻ” Baby Three: Từ người bán cơm chiên đến doanh thu 7 tỷ đồng nhờ xé túi mù
Chùa cổ lịch sử hơn 600 năm tại Hà Tĩnh
Vì sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu?
Điều gì xảy ra khi phơi quần áo trong nhà?
Những địa điểm có thể xuất hiện băng giá, mưa tuyết cuối tuần này
Cách lạy Phật đúng nhất mang lại nhiều ơn ích khi đi lễ chùa
Báo chí truyền cảm hứng mạnh mẽ để nhân dân tự tin bước vào kỷ nguyên mới
Phiên chợ ném cà chua cầu may ở Thanh Hóa
Hy mọng mới của ngư dân nuôi trồng biển ở Quảng Ninh
Mùa xuân an yên sau những ngày giông bão
Người dân quay lại Thủ đô sau kỳ nghỉ Tết cần lưu ý gì để tránh ùn tắc?
Vì sao nhiều người sợ đi làm sau kỳ nghỉ dài?
Lì xì điện tử đang thay thế phong bao truyền thống
Hơn 200 người đến khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ ngày đầu Tết
Tết ấm tình người của người phụ nữ nghèo đánh rơi 1,5 triệu đồng khi đi chợ
Ném quýt tìm người yêu và muôn kiểu đón Tết độc đáo ở các nước châu Á
Xem thêm