Tác dụng của cao khỉ với sức khỏe
Cao khỉ từ xưa thường được dùng như một loại thuốc bổ máu dùng cho phụ nữ trong những trường hợp kém ăn, thiếu ngủ, thiếu máu,…
Tác dụng của cao khỉ
Vnexpress cho hay, theo sách "Nam dược thần hiệu" của Tuệ Tĩnh và "Trung dược đại từ điển" thì thịt khỉ thường có vị chua, tính bình, không độc. Thịt khỉ thường được dùng trong các trường hợp chữa rốt rét lâu ngày, lao, hủi.
Giống như thịt khỉ, xương khỉ có tính bình vị chua và không độc. Xương khỉ có tác dụng thông kinh lạc, khu phong thấp và hay được dùng chữa sốt rét cùng với các chứng đau xương khớp, chân tay tê bì.
Tác dụng của cao xương khỉ với đối với trẻ em và phụ nữ
Trong dân gian, cao xương khỉ thường được dùng như một loại thuốc bổ máu dành cho phụ nữ mệt mỏi, thiếu máu, trẻ em kém ăn, chậm lớn, người hay đổ mồ hôi trộm.
Với liều dùng thường ngày từ 3-6g cắt thành từng miếng nhỏ ngậm cho tan dần trong miệng hoặc cho mật ong vào ăn cùng.
Cao khỉ (Ảnh minh họa)
Thông thường, liều dùng hằng ngày là 3-6 g cao khỉ, có thể ăn hoặc cho vào thang thuốc sắc, thuốc hoàn, tán.
Lưu ý: Đối với phụ nữ hoặc trẻ nếu không mắc các chứng bệnh kể trên thì không nên dùng đến cao khỉ.
Tác dụng của cao khỉ ngâm rượu
Theo Khoa học và đời sống, cao khỉ ngâm rượu có tác dụng chữa thiếu máu, đau mình mẩy. Dưới đây là cách ngâm cao động vật nói chung, cao khỉ nói riêng
Dùng 10 phần rượu 35-40 độ và 1 phần cao (cao dẻo phải được cắt mỏng). Ngâm từ 7 đến 10 ngày thỉnh thoảng lắc đều cho nhanh tan.
Mỗi ngày trước bữa ăn uống 2 lần/2 bữa ăn. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ. Có thể trộn cùng mật ong hoặc cháo nóng để uống.
Lưu ý: Cao dùng để ngâm rượu phải là cao thật, chế biến đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh và không được pha trộn các chất lạ như keo da, hắc ín. Rượu dùng ngâm cao phải được bảo đảm đúng độ quy định, rượu không pha hóa chất. Khi ngâm rượu cao không ngâm quá 6 tháng.
Hà An (T/h)