Chủ nhật, 29/09/2024 03:18     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 04/07/2014 08:49

Sư thầy đưa học trò về kinh ứng thí

"Suốt 11 năm qua sư thầy Thích Thanh Ngọc đã đồng hành cùng gia đình lo chạy chữa bệnh tật cho em. Kỳ thi đại học, thầy thay mẹ, cha là 'đôi chân' đưa em tới trường", giọng đầy xúc động Nguyễn Mạnh Dương (Thanh Hà, Hải Dương) chia sẻ.

Năm nay Dương thi vào khoa Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông của Đại học Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Gần ngày thi, mẹ Dương xin nghỉ làm ở xưởng giày da nhưng không được. Thầy Thích Thanh Ngọc, trụ trì chùa Cảnh Linh, Hải Dương đã thay mẹ tất bật lo chỗ ăn nghỉ và đưa đón em trong những ngày thi ở Hà Nội.

Năm 1996, Dương chào đời trong sự vui mừng, hạnh phúc của bố mẹ. Nhưng đến 4 tháng tuổi, Dương không lẫy, hay cử động chân tay bình thường như mọi đứa trẻ khác. Cả nhà khóc cạn nước mắt khi phát hiện đứa con trai đầu bị bại liệt hai chân, đôi tay hoạt động cũng kém.

Đi học, cậu bị bạn bè trêu là đứa không chân. Không ít lần bị chúng bạn đùa cợt khi tranh đồ dùng học tập mà Dương bất lực không làm được gì. Bố mẹ Dương cầu cứu các bệnh viện từ Hải Dương, Hải Phòng đến Hà Nội, châm cứu, chạy điện, rồi phẫu thuật thử một bên chân nhưng đều vô vọng.

Để di chuyển cậu phải bò từ trong nhà ra ngoài sân hoặc bò đến lớp học suốt 15 năm. Nhìn các bạn chạy nhảy chơi trò trốn tìm, nghịch ngợm, Dương thích lắm, chỉ ao ước được một lần như vậy.

su-thay-dua-hoc-tro-ve-kinh-ung-thi-giadinhonline.vn 1

Em Nguyễn Mạnh Dương

Sư thầy Thanh Ngọc chia sẻ, ấn tượng đầu tiên của thầy về cậu học trò ấy là hình ảnh cậu bé bò lết dưới nền nhà, mặt mũi khôi ngô và ánh mắt đầy nghị lực.

Cảm thương cho số phận éo le của Dương và gia đình, thầy Ngọc đã lo toàn bộ chi phí cho em trong lần mổ thử một bên chân tại Hải Phòng. Nhưng bác sĩ nói căn bệnh của Dương không thể chữa trị được.

Dù đôi tay rất yếu, lực chỉ bằng 20% người bình thường nhưng Dương viết chữ rất đẹp. Suốt 9 năm học em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Đến những năm học THPT, em chỉ đạt tiên tiến do ảnh hưởng tâm lý khi bố mẹ chia tay.

“Ngày cậu bé học lớp 5, chỉ vì không có điểm tổng kết môn thể dục nên Dương không được chọn thi học sinh giỏi. Cộng thêm bố mẹ vất vả, không có thời gian chăm lo cho con nên cũng không làm đơn xin dự thi khiến Dương buồn lắm”, Thầy Thích Thanh Ngọc nhớ lại.

Nhìn con ngoan ngoãn, chăm chỉ, thầy lại động viên “con yếu tay chân nhưng không được yếu về trí tuệ. Cứ cố gắng học hành, nếu đỗ đại học, thầy sẽ lo cho con ăn học”.

Suốt 12 năm đi học, ông, bà và mẹ thay nhau đưa Dương đến trường, đến cổng có bạn cõng vào lớp học. Nhiều lần hai mẹ con đèo nhau đi dưới trời mưa nhưng chưa một lần Dương từ bỏ mong muốn được đến trường.

su-thay-dua-hoc-tro-ve-kinh-ung-thi-giadinhonline.vn 2

Thầy Thanh Ngọc thay mẹ đưa Dương đi trong kỳ thi đại học lần này

Lớn lên trong hoàn cảnh thiệt thòi về sức khỏe nhưng điều khiến Dương buồn nhất là việc bố mẹ ly hôn cách đây hơn 6 năm. Nhiều lần chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau, Dương buồn và từng nghĩ mình là gánh nặng cho gia đình.

Ba năm trở lại đây, khi tay và chân đã khỏe hơn, nhờ sự trợ giúp của người khác hoặc cây gậy, Dương có thể nhích dần từng bước.

"Em thích đi gặp bạn bè, hát cho mọi người nghe những bài về tình yêu, cuộc sống tươi đẹp. Người mà em khâm phục đó là anh Nick Vujicic. Mỗi lần anh sang Việt Nam em đều xem các chương trình và đọc rất nhiều về anh", Dương chia sẻ về ước mơ của mình.

Thầy Ngọc cho biết sẽ lo mọi chi phí 4 năm đại học nếu Dương thi đỗ. Học xong không tự có khả năng xin được việc vì sức khỏe yếu, thầy dự định sẽ mở cho Dương một quán sửa chữa điện tử ở quê.

Cô Nguyễn Thị Thúy Hà, Hiệu trưởng THPT Hà Bắc, nơi Dương học cho biết, hoàn cảnh của em rất éo le, nhưng em luôn có ý thức vươn lên trong học tập. Nhà trường đã làm hồ sơ xin Sở Giáo dục miễn thi tốt nghiệp THPT cho em. Thầy cô, bạn bè trong trường cũng luôn động viên, giúp đỡ em.

Bác Nhàn, nhà A16, khu tập thể Nghĩa Tân, Hà Nội - người cho Dương ở miễn phí và tự tay nấu ăn cho hai thầy trò nghẹn ngào: “Nhìn hoàn cảnh cháu như vậy mà lòng tôi đau quặn. Mọi việc mình làm đều xuất phát từ cái tâm. Tôi luôn hy vọng và mong cháu sẽ vượt qua kỳ thi này với những kết quả tốt nhất”.

Theo Vnexpress

Tags:
Vượt hàng trăm cây số mang yêu thương đến với học sinh Xím Vàng
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với hiện tượng sạt trượt đất đá tại Cẩm Phả - Quảng Ninh
Cứu sống người đàn ông 50 tuổi bị thủng dạ dày
Người bệnh ghép tim xuyên Việt được ra viện về với gia đình
Tìm thấy 3 cháu bé mất tích tại Kim Sơn - Ninh Bình, bất ngờ về nơi các cháu ở
Học hết cấp 2 vẫn làm bác sĩ phẫu thuật suốt 20 năm
Vinmec phẫu thuật thành công cho bệnh nhân mắc chứng động kinh, dị dạng mạch não hiếm gặp
Người sắp hấp hối thường tiếc nuối điều gì?
Vụ 3 cháu bé mất tích bí ẩn tại Kim Sơn - Ninh Bình: Huy động mọi lực lượng để tìm kiếm
Nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định đời sống tại các vùng bão lũ
Hàng ngàn gia đình tại Thanh Hóa bị ngập lụt
Tin mới nhất về 3 cháu bé mất tích bí ẩn tại Kim Sơn - Ninh Bình
Công bố giải thưởng Human Act Prize 2024, chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'
VinUni trở thành đại học trẻ nhất, tốc độ nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp, báo động II trên sông Mã tại 3 huyện
Nỗ lực hình thành bể hấp thụ carbon từ rừng ngập mặn Cà Mau của Vinamilk
Những chuyến xe chở đầy dinh dưỡng yêu thương hỗ trợ người dân vùng lũ
Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát
Làm cách nào để chung tay cùng “Gieo mầm Thiện tâm” hỗ trợ đồng bào tái thiết sau thiên tai?
Ronaldo chi hàng triệu USD làm từ thiện thế nào?
Xem thêm