Sự thật khổng lồ đằng sau 'Xô nước đá' gây bão mạng
“Xô nước đá” tưởng chừng chỉ là một trò chơi của cư dân mạng lại có một sự thật khổng lồ phía sau.
Thời gian qua, cư dân mạng đang dồn sự chú ý vào các video clips, hình ảnh ghi cảnh một nhân vật nổi tiếng (hoặc không nổi tiếng) dội xô nước đá lên đầu. Khi một hiện tượng nổi lên, choáng hết cả internet, chắc chắn sẽ gây sự thiếu thiện cảm, vì “cái gì quá cũng không tốt”. Nhưng đừng nghĩ vậy. Những xô nước đá ấy thực sự có ý nghĩa rất lớn.
Không phải một trò đùa
Chương trình nghiên cứu bệnh Xơ cứng teo cơ một bên (ALS), vừa tổ chức một cuộc vận động với tên gọi “Thử thách Xô nước đá” (Ice Bucket Challenge). Trong chương trình này, một người sẽ dùng cách gì đó ghi lại cảnh mình bị dội một xô nước lạnh cóng từ đầu tới chân lên mạng xã hội, rồi đưa ra lời thách thức cho bất kỳ người nào khác.
Mark Zuckerberg - ông trùm facebook đổ nước đá lên đầu
Theo ALS, chương trình này nhằm chia sẻ kiến thức, sự quan tâm của cộng đồng về căn bệnh teo cơ, còn gọi là thoái hóa thần kinh gây chết người.
Cứ như thế, mỗi cá nhân cho đăng clip dội xô nước của mình lên mạng hầu hết đều chấp nhận đóng góp 100 USD (tương đương 2 triệu đồng) cho quỹ phát triển chương trình ALS. Sau này, cư dân mạng chỉnh mức đóng góp cho hợp lý bằng mức thách thức chỉ 10 USD (2 trăm ngàn đồng).
Ngoài ra, chính mỗi việc đưa video lên mạng cũng những lượt like, lượt view, chia sẻ, cũng đã là một cách đóng góp tiền bạc cho ALS. Đó là một câu chuyện về “đẻ tiền từ lượt view”, mà YouTube, Facebook hay Google đều đã áp dụng cho người dùng.
Kế hoạch marketing online hoàn hảo
Nếu bạn xem các video clips của những hiện tượng internet trước đây như Gangnam Style, Harlem Shake, hoặc trước đó là nhảy Flash mob… thì Thử thách Xô nước đá của ALS cũng tương tự.
Mark Zuckenberg (nhà sáng lập Facebook), Bill Gates (sáng lập Microsofts), Cristiano Ronaldo (ngôi sao bóng đá)… tất cả đều đã đăng clip ủng hộ chương trình này. Nói cách khác, Thử thách Xô nước đá đã đi theo mô tuýp của những trào lưu mạng xã hội trước đó, để làm một chiến dịch tương tự in tên trên lon CocaCola, có điều lượng tiền bỏ về sẽ làm từ thiện.
Một khi đã quy tụ được dàn “diễn viên” thượng hạng kể trên, đó là một sự bùng nổ về mặt tiếp thị trực tuyến (marketing online). Số lượng các mạng xã hội phổ biến nhất thế giới tham gia chương trình này đã được phủ kín, từ Facebook, Twitter, Pinterest, Instagram đến Tumblr.
Bill Gates nhận lời thách đố của Mark Zuckerberg
Điều quan trọng nằm ở chỗ, khi đã “thách thức” được các ngôi sao hay chính khách tham gia cuộc vận động, đa phần họ đều đóng góp rất đậm thay vì số tiền 100 USD tượng trưng (theo Forbes).
Sức mạnh tài chính
Câu hỏi đặt ra khi bạn theo dõi một người bạn của mình đăng clip dội nước đá lên đầu trên mạng là: “Cậu làm cái gì vậy, có giúp được ai không?”. Nếu vậy, hãy xem hiệu quả của nó tới đâu.
Bài viết trên tạp chí tài chính hàng đầu thế giới Forbes chỉ ra rằng ALS đã thu về đến 15.600.000 USD tính đến nay, nhiều gấp 9 lần so với ngân quỹ trước đây.
Một phát ngôn viên của ALS nói trên Washington Post rằng, mức đóng góp cho ALS đã tăng gấp 50 lần so với bình thường. Từ đầu tháng 8 đến nay, ALS cũng nhận được đến 580.000 USD tiền đóng góp, tức hơn 10 lần so với mức thông thường.
Một điểm mạnh nữa về tài chính của chương trình này là “quỹ tiền chung”. Có nghĩa là, việc cư dân mạng cùng người nổi tiếng tham gia đóng góp cho ALS dẫu vô tình… “đánh cắp” lượng tiền có thể dùng cho các quỹ từ thiện khác, thì hiệu quả đầu tư vẫn rất cao.
Ví dụ nếu ông Barack Obama có 200 USD và đóng góp cho ALS toàn bộ, đồng nghĩa ông không còn tiền đóng góp cho các quỹ chống Ung thư, chống Ebola… Nhưng khả năng đóng góp qua internet thì vô cùng đáng kể.
Thứ nhất, nó kích thích tư tưởng vì cộng đồng cho mọi người, và sự phổ biến nói riêng về căn bệnh suy thoái thần kinh này. Thứ hai, Forbes cũng dẫn ra rằng Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã chi tới 30 tỷ USD mỗi năm cho y tế. Và với trên dưới 20 triệu USD đóng góp cho ALS, chỉ tương đương 0,05%, chẳng ảnh hưởng gì nhiều so với tổng số tiền tất cả cùng chung tay cho bệnh tật.