Thứ tư, 19/02/2025 17:20     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 28/04/2017 19:01

Những kỹ năng tiếp xúc với vật nuôi đi lạc cha mẹ nào cũng cần dạy con

Cha mẹ cần dạy con cư xử đúng mức với những vật nuôi đi lạc và cách sơ cứu nếu bị cắn để tránh những tai nạn không đáng có. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết cha mẹ nào cũng cần trang bị cho con.

Động vật đi hoang có thể mang bệnh như bệnh dại, do đó, dù trông chúng có vẻ ổn, nhưng vẫn có thể gây nguy hiểm khi bọn trẻ chơi với chúng. Vì vậy cha mẹ cần dạy con cư xử đúng mức với những vật nuôi đi lạc và cách sơ cứu nếu bị cắn.

Không tiếp xúc với con vật lạ

nhung-ky-nang-tiep-xuc-voi-vat-nuoi-di-lac-cha-me-nao-cung-can-day-con-giadinhonline.vn 1

Cha mẹ cần dạy con những kỹ năng cần thiết khi tiếp xúc vật nuôi bị lạc (Ảnh minh họa)

Trẻ rất thích động vật nhỏ như chó, mèo cho nên khi nhìn thấy chúng, trẻ sẽ thích gần gũi, trêu đùa. Tuy nhiên đối với những động vật bị đi lạc ngoài đường, công viên thì không được đến gần. Có một số vật nuôi chưa phát bệnh dại chúng vẫn có những biểu hiện thân thiện như quẫy đuôi, đùa giỡn với trẻ nhỏ cho nên rất dễ khiến trẻ thích thú, kích động và chơi đùa với chúng.

Không quay lưng bỏ chạy khi gặp thú dữ

nhung-ky-nang-tiep-xuc-voi-vat-nuoi-di-lac-cha-me-nao-cung-can-day-con-giadinhonline.vn 2

Có những kỹ năng cơ bản trẻ có thể xử lý những tình huống nguy hiểm khi tiếp xúc vật nuôi lạ (Ảnh minh họa)

Có những vật nuôi bị dại trông khá hung dữ, chúng sẽ có biểu hiện gầm gè khi nhìn thấy người hoặc những con vật khác. Khi gặp những vật nuôi này, trẻ không nên nhìn thẳng vào mắt con vật, cũng không nên quay lưng bỏ chạy vì thú dữ sẽ đuổi theo và cắn. Chỉ nên lờ chúng đi bằng các bước lùi lại hoặc di chuyển thận trọng, thú sẽ bỏ đi. Nếu ở gần đó có người lớn thì nên chạy đến nấp sau người lớn, con vật sẽ không dám đến gần khi có đông người. Khi gặp thú dữ cha mẹ nên đứng giữa con và động vật để phòng con bị cắn.

Sơ cứu nếu bị động vật nuôi cắn

Cần thiết dạy trẻ cách sơ cứu khi bị cắn. Trẻ có thể bị cắn khi không có bố mẹ ở cạnh, khi đi chơi cùng bạn bè, đi dã ngoại… Ngay khi bị cắn cần phải tự xử lý vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%, sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Sau khi xử lý xong vết thương, trẻ cần báo cho nguời lớn ngay để đưa đến trung tâm y tế dự phòng gần nhất khám và điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vac-xin dại.

→ Cách giúp con đẩy lùi căng thẳng

Hải Vân

Tags:
Cứu sống sản phụ người nước ngoài  bị vỡ tử cung nguy kịch
Bà bầu mắc cúm A ảnh hưởng thế nào, phòng tránh ra sao?
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
Hậu quả tai hại sau một lần trót thèm 'của lạ'
Chữa bệnh huyết trắng có mùi hôi
Gần 7.000 khách hàng được cung cấp dịch vụ SKSS tại Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương
Mang thai tuần 36 vẫn quyết mổ sớm để... tránh tuổi xung khắc
Thai phụ suýt gây hoạ lớn do từ chối đến phòng khám
Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Bình tuyên truyền chăm sóc SKSS/KHHGĐ qua Facebook, Zalo
Tết Nguyên đán, thời điểm vàng “hâm nóng” tình yêu: Bí quyết giúp nam giới tự tin hết “yếu”
Phòng khám Hội KHHGĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả nhờ đa dạng các dịch vụ SKSS/KHHGĐ
Tranh cãi hình ảnh sản phụ được “bọc kín” trong túi nylon khi xuất viện
Nỗi khổ của quý ông từ 'thủ phạm' bao cao su
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?
Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam
Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, tuổi kết hôn của nam giới Việt đã vượt 29
Hơn 1 triệu lao động tại các khu công nghiệp, vì sao tỷ suất sinh tại Đồng Nai vẫn ở mức thấp?
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Từ năm 2006, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam luôn ở mức trên 110
Xem thêm