Thứ bảy, 27/04/2024 06:47
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 29/11/2021 17:34

Số ca tử vong do Covid-19 tăng nhanh, vì sao?

Những ngày gần đây, số ca tử vong do Covid-19 có dấu hiệu gia tăng khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác tìm hiểu nguyên nhân.

Tử vong do Covid-19 tăng nhanh

Vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11, số tử vong trong ngày trên cả nước giảm xuống 2 con số, thậm chí có ngày chỉ còn hơn 50 ca.

Tuy nhiên, trong khoảng 2 tuần gần đây, số ca tử vong do Covid-19 liên tục gia tăng, từ dưới 100 ca lên đến 130 ca, 150 ca, 160 ca và ngày hôm qua (28/11) lên đến 190 ca. Đây là con số tử vong trong ngày cao nhất trong hơn 2 tháng trở lại đây. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 160 ca.

Trong số 190 ca tử vong ngày 28/11, riêng tại TP Hồ Chí Minh (72 ca), trong đó có 10 ca từ các tỉnh khác như Long An (5), An Giang (2), Tiền Giang (1), Khánh Hòa (1), Tây Ninh (1).

Còn tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (18), Bình Dương (13), Kiên Giang (10), An Giang (9), Long An (9), Cần Thơ (9), Bình Thuận (8 ), Đồng Tháp (6), Bạc Liêu (6), Tây Ninh (5), Tiền Giang (5), Cà Mau (4), Bến Tre (3), Vĩnh Long (3), Trà Vinh (3), Sóc Trăng (3), Nghệ An (2), Bình Định (1), Đắk Lắk (1).

Báo cáo phân tích của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết trong đợt dịch thứ 4, tính đến ngày 24/11, cả nước có 24.174 ca tử vong.

Tỷ lệ trẻ em dưới 18 tuổi chiếm 0,3%, tỷ lệ trên 65 tuổi là 47,5%. Tỷ lệ phụ nữ tử vong do Covid-19 là 60,25% và nam giới là 39,75%.

Trong đó, tử vong chủ yếu là tại TP.HCM 17.575 ca (chiếm 72,7%), tiếp đến là Bình Dương 10,8%, Đồng Nai 2,8%, Long An 2,4%, Tiền giang 2%...

Tỷ lệ tử vong trên số ca mắc là 2,1%, tương đương so với thế giới 2,1%. Trong khu vực châu Á thì tỷ lệ tử vong trên số mắc Việt Nam đứng thứ 9, thấp hơn của Trung Quốc, Myanmar, Indonesia, cao hơn của Thái Lan, Malaysia, Philippines.

Số ca tử vong tập trung đại đa số ở đợt dịch thứ 4. Trong 3 đợt dịch đầu tiên, cả nước chỉ có 35 ca tử vong trong tổng số gần 3.500 ca mắc (tỷ lệ tử vong trên số mắc khoảng 1%). Còn ở đợt dịch thứ 4, có những địa phương tỷ lệ tử vong lên đến 5-6%.

Cùng với số ca Covid-19 tử vong gia tăng, số ca bệnh nặng cũng gia tăng từ dưới 3.000 ca vào cuối tháng 10, dần dần lại tăng lên và đến ngày 28/11 đã lên đến 6.000. Trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 3.483 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.846 ca; Thở máy không xâm lấn: 174 ca; Thở máy xâm lấn: 584 ca; ECMO: 9 ca.

Empty

Số ca tử vong do Covid-19 có xu hướng gia tăng (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gia tăng ca tử vong do Covid-19

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay tỷ lệ tử vong do Covid-19 đã gia tăng trong những ngày gần đây, đặc biệt là ở TP.HCM.

"Đây là điều hết sức đáng lưu tâm. Hiện, Bộ Y tế đang phân tích sâu nguyên nhân tử vong của các ca mắc Covid-19", Thứ trưởng chia sẻ.

Đánh giá về số ca Covid-19 tử vong gần đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, số ca tử vong đang có xu hướng gia tăng. Trong đó 85% ca tử vong nằm trong nhóm tuổi trên 50 và 95% người mắc Covid-19 tử vong liên quan đến bệnh lý nền. Ngoài ra, tỷ lệ người mắc Covid-19 tử vong chưa tiêm vaccine Covid-19 cũng cao.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến người dân chưa tiêm vắc xin Covid-19 khiến tỷ lệ tử vong cao.

“Có thể những bệnh nhân này thuộc nhóm chống chỉ định, người cao tuổi nằm một chỗ, người nhà ngại cho bệnh nhân tiếp cận vắc xin. Tuy nhiên, người có bệnh nền cao tuổi nếu không chích vắc xin, khi nhiễm bệnh nguy cơ diễn tiến nặng, tử vong ở mức rất cao”, Chánh văn phòng Sở Y tế nói.

Empty

Những người cao tuổi, có bệnh nền phải được tiêm vaccine Covid-19 để tránh nguy cơ bệnh nặng khi mắc Covid-19 (Ảnh minh họa)

Về số ca tử vong của TP.HCM gia tăng trở lại, Thứ trưởng Sơn cho biết, điều này không phải do Bộ Y tế rút bớt các Trung tâm Hồi sức ra khỏi TP.HCM. Khi rút ra, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị phải có lịch trình bàn giao cho các cơ sở y tế ở TP.HCM tiếp quản, đảm bảo công việc điều trị, cấp cứu bệnh nhân Covid-19 thật nhuần nguyễn thì mới bàn giao hẳn.

"Thời gian qua, TP.HCM đã hết sức chủ động tăng cường các đơn vị hồi sức. Tỷ lệ tử vong tăng không phải do thiếu nguồn lực, thiếu trang thiết bị để ảnh hưởng đến công tác điều trị", Thứ trưởng Sơn khẳng định.

Ông đánh giá, hiện nay, tuy tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 của TP.HCM đã khá cao nhưng vẫn có tỷ lệ đáng kể người dân chưa chủ động đi tiêm vaccine và 1 số người chống chỉ định không tiêm được. Các đối tượng này là những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

"Chúng ta cần đặc biệt chú ý đối tượng là người trên 50, bệnh lý nền. TP.HCM cần chủ động rà soát tiêm cho đối tượng này để hạn chế tử vong", Thứ trưởng Sơn nói.

Thứ trưởng Sơn cũng cho rằng, việc cần làm hiện nay là tiếp tục tăng cường bao phủ vaccine Covid-19 để giảm nguy cơ bệnh nặng khi người dân bị mắc Covid-19. Đồng thời tăng cường năng lực hệ thống điều trị tại các địa phương, chủ động đưa gói thuốc từ cơ bản đến gói thuốc diệt virus trong điều trị thí điểm đến với người dân càng sớm càng tốt.

Thúy Ngà  
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Xem thêm