Thứ tư, 15/05/2024 00:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 31/10/2020 08:00

Sinh viên Nông nghiệp lập trạm cứu hộ giải thoát hàng nghìn động vật bị bỏ rơi

Trạm cứu hộ động vật Nông nghiệp Hà Nội là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận do các bạn sinh viên Khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) thành lập nhằm chăm sóc và cứu chữa cho các con vật bị bỏ rơi.

"Mái ấm" đặc biệt của động vật bị bỏ rơi

Trạm cứu hộ động vật Nông nghiệp Hà Nội được thành lập tại Thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm, Hà Nội) bởi thầy Hoàng Minh cùng các bạn sinh viên Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ năm 2016 và duy trì hoạt động từ đó đến nay. Với phương châm "We treat animals like family" – "Chúng tôi đối xử với động vật như gia đình", trạm cứu hộ đã nhận nuôi, chăm sóc và chữa trị cho hàng nghìn con vật bị bỏ rơi.

Clip: Sinh viên lập "Trạm cứu hộ động vật" cho hàng nghìn động vật bị bỏ rơi. (Thực hiện: Minh Thiện – Huy Hoàng)

>>>Thầy Hiệu trưởng chèo đò tiếp tế lương thực cho sinh viên tránh bão

Bạn Nguyễn Văn Khánh – Phó chủ nhiệm Trạm cứu hộ động vật Nông Nghiệp Hà Nội cho biết, trạm gồm có bốn phòng ban với chức năng chuyên biệt. Đầu tiên là phòng trực, tiếp đến là các phòng ngoại khoa, phòng nội khoa và phòng truyền nhiễm. Đặc biệt, trạm sẽ có các bạn sinh viên túc trực 24/24 để theo dõi sức khỏe cho con vật nhận nuôi, đồng thời xử lý các trường hợp khẩn cấp.

Tram-cuu-ho-dong-vat01 (1)

Trạm gồm có 25 thành viên và đều là các bạn sinh viên của Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trong đó, phòng trực là nơi để mọi người trực qua đêm, lưu giữ sổ sách, thuốc và một số con vật cần được chăm sóc đặc biệt; phòng ngoại khoa là nơi thực hiện các ca phẫu thuật đơn giản; phòng nội khoa để điều trị các bệnh nội khoa như da liễu, hô hấp, bệnh về đường tiêu hóa… Cuối cùng là phòng truyền nhiễm, nơi chữa trị cho các con vật có bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan.

Không chỉ là nơi cứu sống các loài động vật bị thương, trạm cứu hộ động vật Nông nghiệp Hà Nội còn là cầu nối giúp các loài vật đáng thương tìm được nơi nương tựa mới. Sau khi các con vật đạt đủ các yêu cầu sức khỏe, các bạn tình nguyện viên sẽ đăng bài lên Fanpage của trạm để các nhà hảo tâm nhận nuôi.

Tram-cuu-ho-dong-vat01 (2)

Những con vật bị bỏ rơi được chăm sóc tại trạm.

Bên cạnh đó, trạm cứu hộ vẫn theo dõi những con vật này sau khi đã bàn giao cho chủ mới. "Trạm sẽ yêu cầu người nhận nuôi đến phỏng vấn để xem bạn ấy có biết nuôi và chăm sóc động vật hay không. Sau khi nhận nuôi, chủ mới sẽ phải gửi hình ảnh vật nuôi cho trạm hàng tháng để chúng mình biết được là các con vật đó chưa chết và không bị bán vào lò mổ”, Phó Chủ nhiệm Nguyễn Văn Khánh cho biết.

"Chỉ cho đi mà không cần nhận lại"

Mặc dù không được hỗ trợ về kinh tế, các tình nguyện viên của trạm cứu hộ vẫn luôn cố gắng đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất cho các loài động vật. Tại Trạm cứu hộ động vật Nông nghiệp Việt Nam, tất cả các bạn tình nguyện viên đều gọi những con vật mình đang chăm sóc với tên gọi thân thương là "các bé".

Đến với trạm, "các bé" trở thành một thành viên trong gia đình, được các bạn sinh viên chăm sóc bằng tất cả tình yêu thương. Tuy nhiên, để trạm duy trì hoạt động, trạm cứu hộ cũng gặp không ít khó khăn.

Tram-cuu-ho-dong-vat01 (4)

Những động vật bị bỏ rơi sẽ được cứu hộ được các thành viên của Trạm chăm sóc và yêu thương.

Hàng tháng, mỗi tình nguyện viên sẽ đóng góp 100 nghìn đồng vào quỹ chung. Số tiền này sẽ được cân đối cho tất cả các khoản chi tiêu từ tiền nhà, tiền điện, nước, tiền thức ăn cho “các bé”. Bên cạnh khó khăn về kinh tế, các tình nguyện viên trong trạm cũng gặp phải không ít áp lực khi những trách nhiệm ngày càng tăng lên, số lượng động vật bị bỏ về trạm ngày càng nhiều…

Phó Chủ nhiệm Nguyễn Văn Khánh chia sẻ, có những lúc mọi người cảm thấy chạnh lòng vì mình chỉ cho đi thôi mà không nhận lại được gì. Có nhiều người nghĩ trạm đã là cứu hộ thì dù là động vật già, yếu hay bị bệnh đều phải cứu hộ. Cũng có người cho rằng trạm là nguồn gây bệnh cho các vùng dân cư xung quanh. Điều này khiến nhiều thành viên cảm thấy chạnh lòng và muốn dừng lại.

Tram-cuu-ho-dong-vat01 (3)

Các trường hợp con vật già, không đi lại được được đa số sẽ ở lại trạm để nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, với tình yêu thương dành cho “các bé” bị bỏ rơi cùng với mục tiêu đặt ra ngay từ ngày đầu thành lập, các bạn tình nguyện viên lại động viên và tiếp tục cùng nhau cố gắng.

"Chúng mình có mong muốn lớn nhất là tìm được một địa điểm mới cho trạm để cho “các bé” có môi trường sống ổn định nhất, không ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh và để cho các bạn sinh viên có điều kiện tập và tiếp cận thực tế tốt nhất", Nguyễn Văn Khánh và những thành viên của Trạm cứu hộ động vật Nông nghiệp Hà Nội cho biết.

“Chỉ cho đi mà không cần nhận lại”, các thành viên của Trạm cứu hộ động vật Nông nghiệp Việt Nam đã mang đến cơ hội sống cho rất nhiều loài động vật.

Qua đó, các bạn sinh viên cũng mong muốn gửi gắm thông điệp ý nghĩa đến với tất cả mọi người: “Hãy có trách nhiệm với động vật mình đã nuôi, dù chúng có già, ốm, yếu hay bệnh tật thì cũng cố gắng chăm sóc vì chúng đã ở cạnh mình, chăm lo cho bảo vệ tài sản gia đình mình. Và đừng bỏ rơi động vật!”.

Mai Chi - Nam Anh  
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Gần 150 golfer Hà Tĩnh đấu giá 2 vật phẩm hơn 350 triệu đồng gây Quỹ Tấm lòng Vàng
Khởi động hành trình Trái tim cho em 2024: Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Cứu sống cụ ông 75 tuổi mắc nhiều bệnh nền nguy kịch
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”
Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
Hải Phòng tư vấn SKSS/KHHGĐ trực tiếp cho trên 5.000 hộ gia đình
Mất 3,6 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của người lạ
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Xem thêm