Thứ bảy, 18/05/2024 12:23
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 19/09/2018 12:43

Quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với trung tâm y tế 30 quận, huyện, thị xã duy trì hoạt động giám sát dịch bệnh tại 63 bệnh viện từ tuyến Trung ương...

Chiều 18/9, tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng chống bệnh sởi cho trẻ từ 1-5 tuổi. PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã tham dự và chủ trì hội nghị.

>>>Hà Nội đảm bảo công tác chăm sóc y tế cho người dân vùng ngập lũ

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong 8 tháng đầu năm, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội cơ bản được kiểm soát tốt, chưa ghi nhận các trường hợp dịch bệnh nguy hiểm như cúm A/H7N9, A/H5N1, Mers - CoV, Ebola. Hầu hết các dịch bệnh lưu hành khác đều được kiểm soát và có số mắc giảm hoặc tương đương so với cùng kỳ năm 2017 trừ sởi và tay chân miệng.

Ha-noi-chong-dich-benh01

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Cụ thể từ đầu năm 2018 đến hết ngày 16/9, toàn thành phố đã ghi nhận 819 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố rải rác tại 239 xã phường thuộc 29 quận huyện thị xã. Không có ca tử vong, giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Số ca mắc sởi là 377 ca, không có ca tử vong.

Bệnh nhân phân bố tại 30 quận/huyện, 210 xã/phường; đáng chú ý là nhóm bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi, chưa đến độ tuổi tiêm phòng sởi có 114 trường hợp, chiếm 30,2%. Tay chân miệng ghi nhận 1.540 ca mắc, không có trường hợp tử vong tại 427 xã, phường, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2017.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như Đông Anh 109 ca, Đống Đa 104 ca, Nam Từ Liêm 90, Hoàng Mai 89 ca... Ngoài ra, thành phố ghi nhận 2 trường hợp mắc não mô cầu, 63 ca mắc ho gà; 13 ca mắc liên cầu lợn; 21 ca mắc uốn ván...

Để hoạt động phòng chống dịch đạt được hiệu quả cao, ngay từ đầu năm, Sở Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai hướng dẫn các đơn vị chủ động phòng chống dịch bệnh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã phối hợp với trung tâm y tế 30 quận, huyện, thị xã duy trì hoạt động giám sát dịch bệnh tại 63 bệnh viện từ tuyến Trung ương, bộ, ngành đến các bệnh viện tuyến cơ sở và một số bệnh viện tư nhân với tần suất giám sát 3-4 lần/tuần để phát hiện sớm ca bệnh.

Ngoài ra, 100% các ổ dịch nghi ngờ đều được giám sát và xử lý chặt chẽ. Trong 8 tháng đầu năm đã điều tra, xử lí hơn 4000 ca bệnh các loại, 170 ổ dịch sốt xuất huyết, 61 ổ dịch tay chân miệng, 44 chùm ca bệnh thuỷ đậu, 9 ổ dịch sởi... Các quận huyện chủ động tổ chức 3 đợt chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy bằng nguồn kinh phí địa phương.

Kết quả đã triển khai được 590 đợt chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy trên toàn thành phố. Cùng với đó, tổ chức 45 chiến dịch phun hoá chất tại các xã phường có nguy cơ cao về sốt xuất huyết và xử lý khu vực có ổ dịch. Đối với hoạt động tiêm chủng, duy trì hoạt động tiêm chủng thường xuyên theo tuần an toàn, không có sai sót trong tiêm chủng. Quản lý và rà soát tại cộng đồng vận động người dân đi tiêm chủng. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 72%, tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh đạt 74,1%.

Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ đạt 70,7%. Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đạt 77%. Ngoài ra, toàn ngành củng cố, tăng cường hệ thống giám sát dịch, duy trì và kiện toàn hoạt động của đội chống dịch cơ động. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng chống dịch.

Ha-noi-chong-dich-benh02

Cán bộ y tế và người dân tham gia chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết tại huyện Thanh Trì.

Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội ghi hình, đưa tin, thực hiện tọa đàm về công tác phòng chống dịch bệnh như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng…

Tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh mới nổi, tái nổi, phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi… cho hơn 1000 người dân tại cộng đồng. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 50 hội nghị tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho hơn 5000 người dân tại 3 huyện vùng ngập úng thuộc huyện Chương Mỹ, Quốc Oai và Mỹ Đức.

Trong 4 tháng cuối năm, bên cạnh các hoạt động giám sát thường xuyên, ngành y tế Hà Nội sẽ tập trung triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Giám sát chặt chẽ cửa khẩu sân bay, phòng các bệnh truyền nhiễm, mới nổi, tái nổi xâm nhập.

Tổ chức diễn tập phòng chống Mers - CoV tại 6 quận huyện thị xã. Riêng đối với sốt xuất huyết, tăng cường phát hiện sớm ca nghi ngờ và bệnh nhân bằng cách tăng tần suất giám sát và lấy mẫu xét nghiệm sớm. Điều tra xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân. Tổ chức điều tra xử lý ổ dịch triệt để và tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hoá chất diệt muỗi tại các xã, phường nguy cơ của 30 quận, huyện, thị xã.

Khẳng định quan điểm ngành y tế tiếp tục ưu tiên hàng đầu cho công tác y tế dự phòng, từ nay đến cuối năm 2018, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị cần quyết liệt hơn nữa cho công tác phòng chống dịch, đặc biệt là dịch sởi và sốt xuất huyết, đẩy mạnh hoạt động tiêm chủng mở rộng để đảm bảo các đối tượng trong diện tiêm chủng được phòng bệnh bằng vắc xin. Tiếp tục tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, người dân cùng chung tay phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Trong quá trình triển khai cần có kế hoạch chi tiết, phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ. Đồng thời tiếp tục thực hiện tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, phát huy vai trò của cộng đồng cùng chung tay phòng chống dịch bệnh.

PV  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm