Chủ nhật, 19/05/2024 11:13
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 03/07/2018 14:12

Dự báo nắng nóng kỷ lục kéo dài, ngành y tế cải tiến quá trình khám bệnh

Đợt nắng nóng kỷ lục với nhiệt độ cao duy trì ở ngưỡng trên 40 độ C kéo dài thêm một vài ngày nữa khiến nhiều người dân có thể nhập viện...

Ngày 3/7, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, các cơ sở y tế của các bộ ngành bảo đảm công tác khám chữa bệnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài những ngày vừa qua.

Cụ thể, Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu cần bố trí đủ ghế ngồi, bổ sung quạt mát thông thoáng cho người bệnh trong thời gian chờ khám; lắp điều hoà nếu có điều kiện; cung cấp nước uống miễn phí; bố trí đủ bàn khám; bố trí đủ ghế ngồi; sắp xếp cải tiến quá trình khám bệnh hợp lý...

Tiếp đón nhanh chóng giảm tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh. Tăng cường phân luồng, cách ly, nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo các bệnh dịch truyền nhiễm trong bệnh viện.

Bảo đảm đủ thuốc cấp cứu, giường bệnh, sẵn sàng phương tiện cấp cứu các trường hợp do nắng nóng bất thường gây ra như tim mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ do nóng hô hấp, tiêu hoá…. Các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm màng não do não mô cầu và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác...

1526303416-481-mua-he-nam-nay-ha-noi-co-pha-ky-luc-nang-nong-cua-nam-2017-nang-nong-1526270896-width1024height683

Đợt nắng kỷ lục mấy ngày qua có thể khiến người dân bị say nắng (Ảnh minh họa)

>>>Đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư thu tiền: Có lộ bí mật đời tư?

TS.BS Lương Quốc Chính - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, người bị say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khi say nắng, thân nhiệt bệnh nhân lên rất cao, có thể trên 39,5 độ C.

Người bị say nắng có biểu hiện: Da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi), mạch nhanh và mạnh. Đau đầu nhức nhối, chóng mặt, buồn nôn. Nặng hơn nữa ở trẻ nhỏ có thể bị mê sảng, mất ý thức.

TS.BS Lương Quốc Chính cảnh báo, tất cả các hoạt động tập thể dục, lao động vất vả... dưới trời nắng nóng kỷ lục như hiện nay rất nguy hiểm, có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương não.

Do đó, để phòng ngừa say nắng, những người làm việc ngoài nắng nóng lâu phải trang bị phương tiện bảo hộ tốt nhất gồm áo dày che kín phần gáy, mũ rộng vành che kín đỉnh đầu, chống mất nước. Khi nhiệt độ lên cao nắng nóng ngay gắt ở giờ cao điểm 11h – 15h nên hạn chế hoạt động ngoài trời.

Các chuyên gia y tế khuyên, những ngày nắng nóng, người dân cần uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol, nước dừa, nước lọc... Một người khi hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức có thể uống 0,5-1 lít nước mát mỗi giờ.

Tuy nhiên, người dân cũng cần uống nước đúng cách, đừng đợi khát mới uống cả cốc mà hãy chủ động uống kể cả khi không thấy khát nước. Nhất là người nhà già, trẻ nhỏ hãy luôn chủ động nhắc nhở uống nước để phòng nguy cơ mất nước. Nên hạn chế các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước.

Theo dự báo, đợt nắng nóng kỷ lục này sẽ còn kéo dài đến ngày 6/7 tới.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng:

- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.

- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Cách làm giảm nhiệt độ trong xe ô tô trong thời tiết nắng nóng

H. Sơn  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm