Thứ sáu, 03/05/2024 21:54
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 17/08/2021 14:30

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần tiêm vaccine COVID-19 là hợp lý, an toàn cho mẹ và bé

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần tiêm vaccine COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế mới ban hành tuy nhiên cần lưu ý một số điều theo khuyến cáo của chuyên gia.

Theo Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 của Bộ Y tế ban hành ngày 10/8, phụ nữ đang cho con bú, mang thai từ 13 tuần trở lên vẫn có thể tiêm vaccine COVID-19 với các loại vaccine COVID-19 khác, ngoài Sputnik-V.

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần tiêm vaccine COVID-19 là hợp lý

Chia sẻ về những nội dung mới trong văn bản của Bộ Y tế, PGS.TS Trần Danh Cường - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy phụ nữ có thai, không có thai và những người bình thường khác có nguy cơ mắc COVID-19 như nhau. Hay nói cách khác là khả năng lây nhiễm như nhau.

Empty

PGS.TS Trần Danh Cường - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Theo phân tích của PGS Trần Danh Cường, phụ nữ mang thai lại là đối tượng dễ bị diễn biến nặng khi mắc COVID-19 bởi trong quá trình mang thai, phụ nữ cũng có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định. Đây chính là yếu tố nguy cơ, bởi khi có thai do phải nuôi một đứa trẻ trong bụng nên tử cung của thai phụ sẽ to hơn, đẩy cơ hoành lên cao, đẩy dung tích phổi giảm xuống cản trở hô hấp vì thế nhu cầu oxy của phụ nữ mang thai cao hơn người bình thường.

Bên cạnh đó, bản thân phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có tình trạng giữ nước trong cơ thể, có hiện tượng phù, phù niêm mạc đường hô hấp trên, dẫn đến tổn thương đường hô hấp trên dễ dàng. Vì thế khi mắc COVID-19 nguy cơ trở thể nặng nhanh.

Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai có bệnh nền hoặc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, béo phì, bệnh mạn tính ở phổi… hoặc trên 35 tuổi mới mang thai… sẽ khiến dễ gây ra biến chứng trong thai kỳ.

Cùng với những yếu tố trên, nếu thêm mắc COVID-19 thì nguy cơ biến chứng thể nặng của phụ nữ mang thai càng thêm nhanh chóng.

Phụ nữ mang thai mắc COVID-19 khi diễn biến chuyển nặng nhanh chóng sẽ buộc phải nằm hồi sức, can thiệp thở máy, ECMO… với tỉ lệ cao, thậm chí có thể gây tử vong mẹ, nguy cơ cho thai nhi.

Theo Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, đây là lý do các nhà quản lý, nhà khoa học thấy rằng việc chăm sóc thai kỳ, đề phòng nguy cơ cho phụ nữ mang thai trước đại dịch COVID-19 bằng vaccine là cần thiết. Do đó, đã quyết định việc tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai.

"Quyết định của Bộ Y tế về việc phụ nữ mang thai trên 13 tuần tiêm vaccine COVID-19 là hợp lý, có cơ sở khoa học, đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ và con”, PGS.TS Trần Danh Cường khẳng định.

Empty

Phụ nữ mang thai sau 13 tuần và cho con bú cần chuẩn bị những gì trước và sau tiêm vaccine COVID-19?

Theo PGS.TS Trần Danh Cường, quan điểm khoa học tiêm vaccine cho phụ nữ có thai là khoa học, phù hợp với xu thế phòng chống dịch. Việc tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai sẽ tạo ra "vùng xanh" để bảo vệ một quần thể quan trọng.

Phụ nữ mang thai sau 13 tuần cũng như những người bình thường, tuy nhiên trước khi tiêm phải khám thai để biết tình trạng của em bé và mẹ.

Phụ nữ mang thai sau 13 tuần mắc bệnh nền vẫn có thể tiêm vaccine COVID-19 xong phải tầm soát và khám sàng lọc kỹ, cẩn thận, tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế về chuyên môn. Ví dụ, những phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật, bong nhau non, các tai biến sản khoa tôi nghĩ nên trì hoãn tiêm. Buộc phải xử trí trước khi tiêm.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương khuyến cáo chị em phụ nữ mang thai trên 13 tuần nên tiêm vaccine COVID-19 song cần khám sàng lọc kỹ càng. Không cần lựa chọn nên tiêm vaccine nào, trừ loại vaccine mà nhà sản xuất đã chống chỉ định.

Với vai trò là cơ sở y tế được Bộ Y tế giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của phụ nữ mang thai, sau sinh, do đó Bệnh viện Phụ sản Trung ương sẵn sàng chuẩn bị mọi yếu tố cần thiết để được phân công sẽ triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai sau 13 tuần và bà mẹ cho con bú, PGS.TS Trần Danh Cường chia sẻ thêm.

Empty

Tiêm vaccine cho phụ nữ có thai là khoa học, phù hợp với xu thế phòng chống dịch (Ảnh minh họa)

Liên quan đến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai, Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo sử dụng vaccine COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.

Để giúp phụ nữ mang thai đưa ra đánh giá này, cần cung cấp thông tin cho họ về nguy cơ mắc COVID-19 trong thời kỳ mang thai cũng như lợi ích của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tễ của địa phương, và những hạn chế hiện tại về số liệu an toàn ở phụ nữ mang thai.

WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng. Đồng thời, WHO không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng COVID-19.

Theo WHO, đối với những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 (ví dụ nhân viên y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (ví dụ người đang mắc bệnh nền), có thể được tiêm vaccine phòng COVID-19 và phải được bác sĩ tư vấn, theo dõi chặt chẽ.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Thúy Ngà  
Vỡ thai ngoài tử cung do chủ quan: Bác sĩ chuyên khoa nói gì?
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Xem thêm