Thứ tư, 20/11/2024 11:51     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 13/01/2023 05:30

Phong tục độc đáo của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán

Với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh, Tết Nguyên đán bao gồm nhiều phong tục, tập quán thú vị, mang đậm văn hoá truyền thống của người Việt.

Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Việt Nam và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự trường tồn trong cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân.

Đây còn là dịp biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc. Với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh, Tết Nguyên đán bao gồm nhiều phong tục, tập quán thú vị, mang đậm văn hoá truyền thống của người Việt.

Lễ tiễn ông Công, ông Táo

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán, người người nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa, nô nức tham gia phiên chợ Tết để mua sắm đồ vật, dọn dẹp trang hoàng nhà cửa sạch đẹp trong những ngày đầu xuân năm mới.

Tet-xua (5)

Theo phong tục tập quán của người Việt từ lâu đời, ngày 23 tháng 12 âm lịch là ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo trung thực, khách quan với Ngọc Hoàng Thượng đế về những điều tai mắt ở trần gian, về việc tốt xấu của gia chủ.

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “hai ông một bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Đồ cúng Táo Quân bao gồm mũ Táo Quân: hai mũ ông (2 cánh chuồn) và một mũ bà (không cần cánh chuồn) và đồ vàng mã. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị các lễ vật khác nhau nhưng phổ biến trong mâm lễ của người Việt thường có: 1 đĩa xôi, 1 đĩa giò, 1 đĩa hoa quả, 3 chén rượu, 1 quả cau và lá trầu, 1 lọ hoa nhỏ và 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Đặc biệt, không thể thiếu 1 đôi hoặc 3 con cá chép vàng sống thả trong chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi gia chủ cúng lễ xong thì sẽ đem ra sông, ao, hồ thả nghĩa là “phóng sinh” vì dân gian quan niệm rằng cá chép được coi là phương tiện đưa Táo Quân lên trời.

Tet-xua (6)

Từ ngày 25 tháng Chạp trở đi, nhiều nhà đã bắt đầu gói bánh chưng để cúng Tết, đem biếu và để dành ăn cho mấy ngày đầu năm. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, ở bên trong có lớp gạo nếp bọc lớp đậu xanh nghiền nhuyễn và lớp nhân thịt heo đã ướp hành mắm muối tiêu thơm phức, thường được ăn kèm với dưa hành muối.

Đặc biệt, trên bàn thờ gia tiên không thể thiếu mâm ngũ quả, thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của con cháu và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Gọi là mâm ngũ quả nhưng thực chất không có ai quy định phải là các loại quả gì.

Mỗi loại quả đều có màu sắc, hương vị và hình dạng đặc trưng đều có ý nghĩa nhất định: chuối (hình nải như bàn tay ngửa thể hiện sự chở che, bao bọc); phật thủ (giống như bàn tay Phật che chở cho mọi người); hồng, quýt ( màu sắc sặc sỡ biểu hiện cho sự thành đạt); bưởi, dưa hấu (căng tròn thể hiện sự mát lành, tươi tốt); thanh long (rồng mây gặp hội)…

Lễ Tất niên

Vào ngày Ba mươi Tết, mọi thành viên trong gia đình đều quây quần sum họp làm cơm cúng ông bà tổ tiên. Đây là lễ có ý nghĩa rất quan trọng, cho biết rằng mọi công việc chuẩn bị cho ngày Tết đã xong xuôi, mọi người thân trong gia đình hoặc con cháu đi làm ăn xa nhà đều đã tề tựu đông đủ.

Tet-xua (2)

Trên bàn thờ ông bà tổ tiên, đèn nhang được thắp sáng, mâm cúng với những món ăn ngày Tết được đặt một cách nghiêm trang. Trong tâm thức của người Việt, lễ cúng Tất niên cũng như ngày Tết là cuộc họp mặt đông đủ giữa người sống và người chết, con người và thần linh, là cuộc hội ngộ của nhiều thế hệ sau một năm trời ròng rã.

Lễ đón Giao thừa

Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa nhiều dân tộc. Về nguồn gốc của từ “giao thừa”, có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy – lúc năm cũ qua, năm mới đến".

Với người Việt Nam, giao thừa là phút giây thiêng liêng. Vào đêm 30 Tết, hay còn gọi là đêm trừ tịch, được coi là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.

Tet-xua (3)

Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Sau một năm làm việc, vị Hành khiển cũ đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại.

Việc cúng lễ giao thừa thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức 12 giờ đêm 30 tháng Chạp. Cúng giao thừa trong dân gian như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới, có ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Chính vì vậy mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính của gia chủ, tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ lên Thiên đình và đón người mới xuống làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Trên hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: Chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã.

Lễ xuất hành đầu năm

Xuất hành là ra đi, ra khỏi cổng, đi khỏi đất làng xã mình ở, bất cứ là đi đâu, đi có việc gì. Trong quan niệm của người xưa, xuất hành đầu năm phải đi vào giờ Hoàng đạo, nếu hợp với tuổi của người xuất hành thì càng tốt, không được khắc.

Tet-xua14
Trẻ em được đưa đi chơi dịp Tết (Ảnh: Tư liệu).

Sau khi xuất hành đúng hướng để gặp may mắn đầu năm, mọi người mới làm các việc khác như đi trực cơ quan, đi thăm bà con họ hàng hai bên nội ngoại. Việc xuất hành thăm viếng họ hàng giúp gắn kết tình cảm và mong ước mọi điều tốt đẹp sẽ đến với những người thân và gia đình mình, cùng nhau hướng đến sự tốt lành.

Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi làm lễ bái, lúc trở về người ta thường hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của trời đất, thần phật. Trước cửa đình, cửa đền thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá sum suê, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này khi mang về được người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô, tượng trưng cho điều may mắn và tốt lành.

Tục xông đất, xông nhà

Sau thời điểm giao thừa thì người nào bước vào nhà đầu tiên cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Theo quan niệm của người Việt, việc xông đất hay xông nhà có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh, tài lộc của gia chủ trong năm đó. Nếu tìm được người xông đất tốt, hợp tuổi thì làm ăn nên làm ra, mọi chuyện tốt lành. Nếu gặp người xông đất không hợp với gia chủ thì cả năm đó sẽ khó khăn, không may mắn.

Thông thường gia chủ sẽ có ý định tìm người có tuổi hợp với gia chủ hoặc tuổi tốt của năm đó mời đến xông nhà. Cũng có gia đình, gia chủ tự xông đất lấy để tránh nghĩ ngợi về những phiền phức, rủi ro khi có người khác đến xông nhà.

Thuở xưa, người đến xông nhà sẽ đốt một bánh pháo mừng, cất cao giọng chúc chủ nhà mọi điều tốt lành, tùy theo từng trường hợp: Tăng phúc tăng thọ (nhà có cha mẹ già), phong đăng hoà cốc (nhà nông), tốt tài sai lộc (nhà buôn bán, làm nghề), buôn may bán đắt, nhất bản vạn lợi (nhà buôn), thăng quan tiến chức (người làm việc cho nhà nước).

Tuy nhiên theo thời gian, tục xông đất bây giờ đã không còn đặt nặng về sự may mắn, hậu vận, cũng không còn nhiều quy tắc như trước nhưng vẫn mang ý nghĩa mong một năm mới nhiều hạnh phúc, may mắn và tránh xui xẻo của mọi nhà.

Hồng Ngọc  
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Ra mắt sách giới thiệu BĐS Việt Nam với người nước ngoài, tặng toàn bộ tiền cho bệnh nhân ung thư
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 60 phút mỗi ngày
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Cứu sống người đàn ông 38 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu
Hồi sinh bãi bồi dưới chân cầu Long Biên - Hà Nội
Đang cấp cứu trong viện vẫn phải đến ngân hàng xác định danh tính để được rút tiền
Nghệ nhân phố cổ Hà Nội 60 năm giữ nghề kim hoàn thủ công truyền thống
Xem thêm