Thứ năm, 27/06/2024 01:44
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 16/10/2018 17:53

Phát triển bền vững ngành sản xuất giấy tại VN, tối ưu hóa nguồn nguyên liệu giấy tái chế

Hội thảo ngành sản suất Giấy Việt Nam: Giải pháp chính sách hướng tới phát triển bền vững vừa được tổ chức sáng nay tại Hà Nội

Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo ngành sản xuất Giấy Việt Nam: Giải pháp chính sách hướng tới phát triển bền vững, thu hút hơn sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp, cơ quan chức năng và chuyên gia cấp cao trong ngành.

Hội thảo thảo luận về vai trò trọng yếu của ngành giấy đối với nền kinh tế, lợi ích và tiềm năng phát triển đường dài của phương thức sản xuất dùng giấy tái chế, đồng thời đề xuất các giải pháp về chính sách quản lý nguồn nguyên liệu giấy tái chế theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

2

Sản xuất giấy: ngành công nghiệp với nhiều tiềm năng phát triển bền vững

Ghi nhận trong lịch sử tăng trưởng các ngành công nghiệp Việt Nam, ngành giấy có bước phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân 11% vào giai đoạn 2000-2007 và 16% giai đoạn từ 2007 đến 2016.

Trong cuộc sống, giấy là sản phẩm thiết yếu và là ngành sản xuất đóng vai trò trọng yếu, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, ngành tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động tại các doanh nghiệp sản xuất, đồng thời cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác: tối ưu hoá khối lượng lớn gỗ rừng trồng của lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc và hỗ trợ người trồng rừng; tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành chế biến phát triển.

Đối với xã hội, ngành giấy cung cấp nhiều sản phẩm cho mục đích đa dạng: hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động giáo dục hay hoạt động sản xuất, nghiên cứu và cung cấp nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng.

Theo dự kiến, nhu cầu giấy của Việt Nam trong thời gian tới có mức tăng trưởng từ 8-10%/năm, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn giấy cho nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và cho sản xuất. Riêng đối với giấy bao bì, nhu cầu sử dụng giấy bao bì cho sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có mức tăng trưởng rất lớn, vì vậy việc tăng năng lực sản xuất đối với giấy bao bì còn nhiều tiềm năng để phát triển. Với nhu cầu lớn đáng kể và vai trò đa dạng đối với kinh tế, sản xuất của ngành giấy dự kiến đóng góp khoảng khoảng 1,5% giá trị GDP, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt trên 1 tỷ USD.

Giấy tái chế - nguồn tài nguyên trọng yếu trong sản xuất phát triển kinh tế

Giấy tái chế là nguyên liệu đầu vào trọng yếu trong ngành công nghiệp tái chế, một ngành có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Việc tái sử dụng phế liệu giấy làm nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội như giảm khai thác tài nguyên, giảm đi việc chặt phá rừng.

Riêng với các doanh nghiệp, việc tận dụng phế liệu để sản xuất giúp giảm chi do giá thành phế liệu thấp, giảm thiểu chi phí để xử lý so với việc phát thải phế liệu ra môi trường. Do đó, trong sản xuất công nghiệp, không riêng ngành giấy mà rất nhiều ngành đã và đang sử dụng phế liệu trong sản xuất, sản phẩm đã qua sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất như ngành nhựa, ngành giấy, ngành thủy tinh, ngành thép…

Empty

Hiện nay, nguồn cung giấy phế liệu trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn nhằm phục vụ cho sản xuất trong nước. Theo ước tính sơ bộ, tỷ lệ thu gom giấy tại Việt Nam chỉ đạt dưới ngưỡng trung bình thế giới, khoảng dưới 40% trước khi đưa vào phân loại và xử lý.

Ông Phạm Đình Thưởng - chuyên gia phân tích chính sách cho rằng: “Nếu loại bỏ nguồn nguyên liệu tái chế này chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp giấy lao đao, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn ngành giấy. Mặt khác, việc Chính phủ siết chặt quản lý đột ngột khiến doanh nghiệp lâm vào thế bị động. Nhà máy cần vận hành hằng ngày nhưng nguyên liệu cần lại không thể đến khiến hoạt động sản xuất đình trệ. Việc này cũng sẽ gây ra những phản ứng dây chuyền đến một chuỗi các ngành công nghiệp khác như ngành công nghiệp bao bì, ngành công nghiệp xuất khẩu”.

Ông Phan Chí Dũng - Nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nhẹ Bộ Công Thương nhận định: “Có thể nói, bất cứ doanh nghiệp giấy nào khi sử dụng phế liệu hay bất cứ nguồn nguyên liệu nào khác, nhập khẩu hay thu mua trong nước để sản xuất đều có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp quản lý tốt. Còn việc lo ngại nhập khẩu phế liệu sẽ biến Việt Nam thành bãi rác thì điều này chỉ đúng khi nguyên liệu này không phục vụ cho bất cứ hoạt động sản xuất nào, còn một khi đã là nguyên liệu sản xuất quan trọng, lại là mặt hàng được giao dịch toàn cầu thì cần cẩn trọng xem xét.

“Việt Nam cần tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu của các nước khác, đối chiếu với tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu tại Việt Nam để đưa ra được chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc các cơ quan nhà nước có liên quan tham vấn các doanh nghiệp để có quan điểm khách quan hơn hơn để dần hình thành và hoàn thiện khung khổ pháp lý này là hoàn toàn cần thiết”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khuyến nghị.

Empty

Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu cũng đưa ra kiến nghị về việc sử dụng các công cụ khác như phân luồng vi phạm theo mức độ, xác suất sai phạm qua kiểm định của các doanh nghiệp chứ không đánh đồng tất cả như một. Bên cạnh đó tiến hành rà soát, chỉnh sửa tiêu chuẩn giấy tái chế đang nhập khẩu vào Việt Nam để giấy tái chế được quản lý và cân nhắc như tiêu chuẩn một nguồn nguyên liệu sản xuất. Đồng thời thay đổi tên nguyên liệu giấy từ “phế liệu giấy” thành “giấy thu hồi sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất.”

Các đề xuất, kiến nghị nêu ra từ các chuyên gia và doanh nghiệp đầu ngành về quy phạm pháp luật hướng tới mục tiêu tạo điều kiện cho ngành giấy phát triển nhưng đồng thời vẫn quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta cần tham khảo chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu từ các quốc gia khác, tính toán cân đối với sự phát triển kinh tế trong thời điểm hiện tại của Việt Nam để đưa ra được định hướng chính sách phù hợp, đặc biệt là cân nhắc lộ trình áp dụng chính sách.

Về phía doanh nghiệp giấy, môi trường vẫn luôn cần là ưu tiên hàng đầu trong phương thức sản xuất và xả thải và giữ vững tiêu chí sẵn sàng phối hợp cùng Chính phủ, đóng góp kiến thức khoa học kỹ thuật để tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo xử lý môi trường và góp phần phát triển kinh tế.

PV  
Vingroup “chơi lớn” với loạt chính sách đặc quyền để thúc đẩy chuyển đổi xanh
MSB tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng
Trường Cơ khí - Ô tô - ĐH Công nghiệp Hà Nội giúp hơn 6.000 lượt học sinh THPT tiếp cận giáo dục STEM
Du lịch Singapore mùa hè cùng các bạn nhỏ
Vòng loại cuối của DIFF 2024: Cuộc chạm trán giữa đế chế pháo hoa Trung Quốc và cựu vô địch Phần Lan
Chủ tịch Tập đoàn BRG được vinh danh “Chủ tịch Tập đoàn Cống hiến cho Xã hội” tại Giải thưởng Global Economics 2024
MSB công bố báo cáo phát triển bền vững: Tiên phong thực hiện thi xu hướng ESG
IFC đầu tư vào trái phiếu xanh lam đầu tiên của Việt Nam do SeABank phát hành nhằm thúc đẩy tài chính khí hậu
Du khách hào hứng khám phá bộ môn mã thuật tại Vinpearl Horse Academy Vũ Yên
Doanh nghiệp Việt đầu tiên đạt chứng chỉ iso cao nhất về nhận diện khuôn mặt
Đến Hội An tận hưởng mùa hè rực rỡ đầy màu sắc
Doanh thu trang sức PNJ tăng nhờ điều này
Khuấy động mùa hè tại Lễ hội mặt trời tại Đài Loan
Hợp tác phát triển dịch vụ ngân hàng trên nền tảng cảng biển số
SHB tung gói giải pháp hấp dẫn cho doanh nghiệp FDI
“Đỉnh cao” như màn phô diễn giá trị sống tinh hoa của Sun Symphony Residence tại Đà Nẵng
SeABank được Fortune vinh danh trong bảng xếp hạng lần đầu công bố -  Fortune Southeast Asia 500
Ngày hội Công nghệ 2024: Bosch  'Sáng tạo vì cuộc sống'
Áp dụng AI phê duyệt tín chấp cấp ngay cho doanh nghiệp trong 4 giờ
SHB và Học viện Ngân hàng  hợp tác toàn diện phát triển nguồn nhân lực
Xem thêm