Thứ năm, 21/11/2024 20:32     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 24/07/2014 14:26

Nữ sinh trượt ĐH trở thành thủ khoa Đại học Luật

Câu chuyện về cô gái từng thi trượt đại học trở thành thủ khoa Đại học Luật TP.HCM với số điểm 26 khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng và thán phục.

Năm 2013, Trần Mỹ Dung (THPT Đức Thọ, Hà Tĩnh) đăng ký dự thi Học viện An ninh và đạt 24 điểm nhưng không đủ điểm chuẩn vào trường. Với số điểm cao, Mỹ Dung hoàn toàn có thể chọn cho mình một trường đại học để theo học nhưng cô học trò nhỏ của mảnh đất miền Trung quyết tâm ôn thi để đợi cơ hội trong năm thi sau.

Sau 1 năm miệt mài đèn sách, niềm vui cuối cùng cũng đến với Dung và gia đình khi em không chỉ đỗ vào ngôi trường em mơ ước mà còn đạt thủ khoa khối C của Trường Đại học Luật TP.HCM với số điểm 26 (Địa 9,5, Sử 9 và Văn 7,5).

Chia sẻ về niềm vui lớn lao này, cô học trò đến từ Hà Tĩnh chỉ nhẹ nhàng tâm sự: "Em thấy nhẹ nhõm vì đã vượt qua được thử thách đầu tiên trước ngưỡng cửa cuộc đời".

Được biết, trong 3 năm học phổ thông, Dung đều đạt danh hiệu Học sinh giỏi môn Văn của tỉnh Hà Tĩnh, riêng năm lớp 12 em giành giải nhì.

nu-sinh-truot-dh-tro-thanh-thu-khoa-dai-hoc-luat-giadinhonline.vn 1

Trần Mỹ Dung - thủ khoa khối C Trường Đại học Luật TP.HCM

Nói về cô học trò cưng của mình, cô Lê Thị Tuyết Nhung - giáo viên chủ nhiệm cấp 3 của Mỹ Dung nhận xét: “Dung có ý chí nghị lực cao, luôn vượt lên hoàn cảnh. Em không học theo một mô típ có sẵn nào trong sách giáo khoa, mà luôn tìm tòi, sáng tạo trong cách học và làm bài. Các khóa mà tôi chủ nhiệm thì đây là một trong những học sinh giỏi".

Sinh ra trong gia đình nghèo và vất vả từ nhỏ nhưng nghị lực học tập để vươn lên của Mỹ Dung chưa bao giờ lung lay.

Cô Nguyễn Nữ Trang (38 tuổi, mẹ của Dung) cho biết: "Gia đình tôi thuộc diện cận nghèo của thôn Hồng Hoa, xã Đức Đồng. Vì thế, hàng ngày, Dung thường ra đồng phụ giúp bố mẹ gặt lúa, buổi tối mới có thời gian vào bàn học".

“Là con cả trong gia đình nên mọi việc nhà Dung quán xuyến hết. Hồi tháng 6, cận ngày thi rồi mà con vẫn đi giúp mẹ trỉa (trồng) lạc, tui ứa nước mắt”, cô Trang chia sẻ.

Chia sẻ về phương pháp học tập để trở thành thủ khoa, Mỹ Dung cho biết: Để tiết kiệm tiền cho gia đình, một năm ôn thi hầu như em không học thêm ở lò luyện nào. Mỗi ngày em chỉ học 3-4 tiếng.

“Khối C thì nhiều người nghĩ rằng học thuộc là chính, nhưng bản thân em thì không nghĩ vậy. Với môn Văn em vẫn tự tìm hiểu và làm thêm các đề. Với môn Sử và môn Địa thì em lập sơ đồ hình xương cá, viết ý chính, sau đó triển khai các ý xung quanh để dễ nhớ. Mỗi bài học xong, em đều ghi ra giấy vài lần. Sau vài tuần, em sẽ ngồi tự làm và viết lại các sơ đồ theo trí nhớ của mình", Mỹ Dung chia sẻ.

Dung kể thêm, nhiều hôm học bài đầu đau ran, lại thêm áp lực phải đậu nên em cũng chán nản nhưng thấy bố mẹ suốt ngày lam lũ vì mình, em tự nhủ phải thật cố gắng.

Chia sẻ về ước mơ của mình Mỹ Dung cho biết, em sẽ cố gắng học thật tốt để trở thành luật sư giỏi. Em sẽ cố gắng đi làm thêm, có thể là xin dạy gia sư để có tiền trang trải việc học hành, đỡ đần bố mẹ.

Không giấu được niềm tự hào khi con trở thành thủ khoa nhưng bố của Mỹ Dung cũng không khỏi băn khoăn lo lắng khi con bước vào trường đại học.

“Con cái đậu đạt cao thì bố mẹ tự hào nhưng cũng lo lắm vì học đại học tốn nhiều và vất vả hơn. Còn bao nhiêu sức lực, bố mẹ cũng sẽ dốc hết để kiếm tiền nuôi con ăn học”, bố Mỹ Dung chia sẻ.

Xen lẫn niềm vui là nỗi lo mơ hồ mà Mỹ Dung và gia đình sẽ phải trải qua nhưng trong suy nghĩ của cô học trò nhỏ, khó khăn chưa bao giờ khuất phục được em.

Thanh Hảo (tổng hợp)

Tags:
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Ra mắt sách giới thiệu BĐS Việt Nam với người nước ngoài, tặng toàn bộ tiền cho bệnh nhân ung thư
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 60 phút mỗi ngày
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Xem thêm