Thứ sáu, 22/11/2024 00:04     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 07/06/2024 07:00

Nỗi khổ tâm của một nữ sinh THPT Hà Nội

Bữa cơm nào bố mẹ cũng nói về việc học tập, điểm thi, định hướng nghề nghiệp khiến nữ sinh áp lực, lâu dần sinh ra ý định tự sát.

Sinh ra trong một gia đình có cả bố và mẹ đều làm giáo viên, anh trai cũng học rất giỏi, hiện đang là sinh viên học tại một trường đại học top đầu của Việt Nam với những thành tích ưu tú nên Thu Hương - nữ sinh lớp 11 ở Hà Nội luôn bị áp lực cần phải có thành tích cao.

Tuy nhiên, mỗi bữa ăn của gia đình thường chỉ xoay quanh chuyện học hành, thi cử, điểm thi hay tương lai sẽ đi du học ở đâu. Điều này khiến cô gái áp lực cần phải đạt thành tích cao. Em luôn cố gắng học để đứng số 1 của lớp. Khi điểm thi của Thu Hương chỉ đứng vị trí 2 hoặc 3 thì em cho rằng đó là thất bại.

Cô gái không dám chia sẻ với bố mẹ, chỉ lao đầu vào học để trở thành người ưu tú.

Bản thân Thu Hương là người thích sống hướng ngoại, muốn tham gia các hoạt động xã hội, truyền thông và có nhiều tài năng khác. Tuy nhiên, gia đình nữ sinh không coi trọng những sở thích đó mà chỉ đề cao việc học hành. Dần dần cô gái sống thu mình không dám chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ, sở thích, ý định với gia đình, trở nên mất kết nối với bố mẹ.

Thu Hương có bạn trai cùng tuổi nên thường chia sẻ, tâm sự với bạn trai. Tuy nhiên, sau khi 2 người chia tay, nữ sinh không còn ai để chia sẻ nên trong đầu em lúc nào cũng chỉ nghĩ tới chuyện tự sát. Thậm chí, nữ sinh còn thực hiện ý định tự sát nhưng không thành vì được gia đình phát hiện, ngăn cản kịp thời và sau đó đưa đến bệnh viện thăm khám.

tram-cam-0942

Bố mẹ liên tục nhắc chuyện học hành trong bữa cơm, nữ sinh áp lực muốn tự sát. (Ảnh minh hoạ)

Trực tiếp thăm khám cho nữ sinh, Ths.BS Nguyễn Viết Chung - Trưởng khoa Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện E cho biết, Thu Hương bị rối loạn cảm xúc.

Theo bác sĩ Chung, trong tình huống bố mẹ bị mất kết nối với con khiến cho trẻ không tìm được người chia sẻ, trẻ sẽ có suy nghĩ là người bị bỏ đi, không người lắng nghe, không cảm thấy được bố mẹ quan tâm nên đưa ra quyết định sai lầm làm hại bản thân.

Nếu như việc mất kết nối với con chỉ đơn thuần là việc không có thời gian quan tâm để ý tới con thì rất dễ tháo gỡ. Để lấy lại kết nối bố mẹ có thể dành nhiều thời gian quan sát con hơn, đặt vào hoàn cảnh của con để biết trẻ đang trải qua những gì, điều gì làm cho trẻ vui, buồn, cảm xúc ra sao.

“Khi quan sát con thì sẽ phát hiện ra những sở thích để bước vào thế giới của con”, bác sĩ nói.

Ở trường hợp thứ hai khi bố mẹ quan sát con, tìm ra sở thích để kết nối nhưng con vẫn né tránh thì cần có sự tới giúp đỡ. Cha mẹ không nên cố tìm cách hỏi lý do vì càng làm cho trẻ im lặng. Lúc này rất cần có người thân, thầy cô, bạn bè hay chuyên gia tâm lý, bác sĩ có thể nói chuyện với con để tìm ra con có định kiến gì với bố mẹ hay không.

Qua câu chuyện của nữ sinh trên, bác sĩ Chung khuyên bố mẹ dù bận rộn làm việc vẫn cần dành thời gian quan tâm tới con, đừng để mất kết nối với con. Một đứa trẻ kết nối được với gia đình có ý nghĩa rất lớn trong hành trang trưởng thành. Bố mẹ sẽ là người chia sẻ cùng con những kinh nghiệm những vấp ngã, lắng nghe con cho con những lời khuyên bước đầu để con có những quyết định đúng.

-->> Tháng nghỉ hè của con

Thúy Ngà  
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính
Vì sao bố mẹ Phần Lan dạy trẻ khoe thất bại?
Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn 'ăn bám' cha mẹ?
Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?
Có nên dạy con làm việc nhà, mấy tuổi là phù hợp?
Nỗi khổ người giàu khi dạy con
Gia đình có em bé thứ 2, con lớn ngủ với ai là tốt nhất?
Biết 3 điều này cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ khóc
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ bố hay mẹ?
Bí quyết dạy con của gia đình Thụy Điển
3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn
Cha mẹ thường cấm con nghịch nước nhưng không hay biết 5 điều bất ngờ
Xem thêm