Thứ ba, 26/11/2024 09:10     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 26/11/2024 09:10

Nở rộ dịch vụ thuê người "bật" sếp

Muốn "bật" sếp nhưng sợ bị "đì", nhiều nhân viên ở Mỹ đang tìm tới dịch vụ mắng sếp, nơi có đội ngũ những người giúp họ phản ánh bức xúc đến lãnh đạo cấp trên mà không sợ bị lộ danh tính.

Nghiên cứu năm 2016 của Gallup về Tình hình nơi làm việc toàn cầu, gần một nửa số nhân viên ở Mỹ đã bỏ việc vào một thời điểm nào đó để tránh xa sếp. Các số liệu tương tự, thậm chí cao hơn ghi nhận với người lao động ở châu Âu, châu Á, châu Phi và Trung Đông.

Một kháo sát khác của Joblist với hơn 18.000 người tìm việc, 28% những người đã bỏ công việc trước đây nói rằng nguyên do rời đi vì quản lý tồi.

Hay nghiên cứu 2.100 nhân viên ở Anh do Visier thực hiện cho thấy 43% nhân viên đã rời bỏ công việc tại một số thời điểm trong sự nghiệp vì người quản lý của họ. Cuộc thăm dò cũng cho thấy hơn một nửa (53%) những người cân nhắc nghỉ việc đang tìm cách thay đổi vai trò công việc vì sếp.

Những lời phàn nàn về lãnh đạo cấp trên được ghi nhận nhiều nhất bao gồm lãnh đạo có cách quản lý nhỏ nhặt, thường xuyên bắt nạt, né tránh xung đột, ngại đưa ra các quyết định, đánh cắp tín nhiệm, thích đổ lỗi, không lắng nghe, nêu gương xấu, chểnh mảng và không giúp nhân viên phát triển.

Tuy nhiên, thực tế không phải nhân viên nào cũng dám lên tiếng để thể hiện quan điểm của bản thân về cách lãnh đạo của cấp trên. Cũng từ đây, nhu cầu về dịch vụ tìm bên trung gian giúp “nói lên nỗi lòng của nhân viên” gia tăng, đặc biệt tại những nơi còn tồn tại rào cản trong giao tiếp giữa nhân viên và cấp quản lý.

Dịch vụ mắng sếp mà không sợ lộ thân phận đang trở nên đắt khách (Ảnh: SCMP)

Thậm chí, tại Mỹ còn có hẳn một công ty có tên OCDA (Organization for Corporate Dispute Advocacy) chuyên cung cấp dịch vụ mắng sếp ẩn danh, thay mặt cho những nhân viên lo sợ bị "đì" khi lên tiếng phàn nàn. Dịch vụ này thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, nhiều người nhận thấy mình cần sử dụng dịch vụ này một cách cấp thiết.

OCDA ra đời năm 2024 bởi Calimar White, diễn viên hài độc thoại có gần 280.000 người theo dõi trên Instagram. Theo trang web chính thức của OCDA, công ty hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận chuyên “giải quyết khiếu nại và tạo ra môi trường làm việc tốt hơn”. Sứ mệnh của nó là đảm bảo các khiếu nại được giải quyết, đồng thời thúc đẩy văn hóa tôn trọng và phản hồi tại nơi làm việc.

Quy trình hoạt động của OCDA được thiết kế chuyên nghiệp, sau khi tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, một "đại diện phản ánh" được chỉ định sẽ trực tiếp đến văn phòng làm việc. Tại đây, họ sẽ đối thoại với cấp quản lý được chỉ định và trình bày những bức xúc của nhân viên một cách có căn cứ và nhiệt huyết.

Mọi phản ánh đều tuân theo "kịch bản phản ánh" được chuẩn bị kỹ lưỡng, tính đến mọi tình huống cho dù phản ứng từ phía quản lý có gay gắt đến đâu. Để đảm bảo khả năng tiếp cận rộng rãi, OCDA cung cấp thêm lựa chọn phản ánh qua điện thoại đối với các địa điểm không thể tiếp cận trực tiếp. Tuy nhiên, chi phí của các dịch vụ vẫn chưa được tiết lộ.

Sứ mệnh của công ty là thừa nhận các khiếu nại, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng và phản hồi tại nơi làm việc. (Ảnh: IG/calimar_white)
Mục đích của dịch vụ mắng sếp là thúc đẩy sự tôn trọng và phản hồi tại nơi làm việc. (Ảnh: IG/calimar_white)

Sau mỗi lần hoàn thành đơn hàng, công ty sẽ tải video mắng sếp thuê lên tài khoản YouTube chính thức đang có hơn 80.000 người theo dõi.

Trong một video gần đây, công ty cử một nhân viên đến "mắng" người được gọi là "Ông LJ". Khi bước vào văn phòng, đại diện OCDA lập tức nêu ra nhiều vấn đề nhức nhối của doanh nghiệp như chính sách nghỉ phép có lương (PTO) quá bất cập sau 17 năm công tác, chênh lệch lương giữa nhân viên cũ-mới, tình trạng hàng tồn kho lộn xộn, và thiếu thiết bị làm việc cơ bản tại nhà xưởng,...

Dù bị yêu cầu rời đi nhiều lần, đại diện OCDA vẫn kiên trì hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kịch bản, thể hiện tính chuyên nghiệp và cam kết của công ty với khách hàng.

Những bất đồng tại nơi làm việc, nếu không được giải quyết đúng cách, có thể ảnh hưởng đáng kể đến tinh thần và năng suất làm việc. (Ảnh: Shutterstock)
OCDA giúp phản ánh những vấn đề tồn tại ở nơi làm việc mà không phải nhân viên nào cũng dám nói ra (Ảnh: Shutterstock)

Công ty OCDA cũng thu hút sự chú ý về cách tuyển dụng độc đáo thông qua mạng xã hội. Công ty đưa một số yêu cầu đặc biệt khi tuyển chọn "người phản ánh" như ưu tiên những ứng viên là phụ huynh có kinh nghiệm trong việc kỷ luật con cái và những người lớn lên trong gia đình đơn thân. Ngoài ra, yếu tố ngoại hình cũng được coi là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá trình tuyển chọn.

OCDA cũng ưu tiên chọn những người có khả năng giao tiếp mạnh mẽ và có kinh nghiệm sống phù hợp với vị trí.

Dịch vụ “nói lên nỗi lòng nhân viên” này hiện đang tiếp tục lan truyền và thu hút nhiều người theo dõi tại Trung Quốc và Nhật Bản, nơi nhu cầu về dịch vụ tương tự đang gia tăng do tình trạng ngại đối đầu trực tiếp với cấp trên.

Phương Anh (Theo SCMP)  
Nhà sáng lập TH School: Hãy xây dựng trường học trở thành “điểm chạm hạnh phúc”
Phó Cục trưởng Cục Báo chí: 'Sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức góp phần tạo nên uy tín của Press Cup'
Đau vướng, khó chịu khi ăn uống, đi khám phát hiện điều không ngờ ở lưỡi
Cô gái trẻ nhập viện sau chầu nhậu liên hoan
Cuộc sống thấp thỏm của 40 gia đình công nhân trong nhà tập thể dột nát
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Xem thêm